Sự cố gắng của Chính phủ, trong đó của tư lệnh ngành đóng vai trò quan trọng. Nên phải đánh giá bằng việc theo dõi khách quan, đánh giá của nhân dân qua kiểm chứng thực tế và qua con số cụ thể.
Riêng với một số lĩnh vực được nhiều người quan tâm như Y tế, Giáo dục, đại biểu Tạ Văn Hạ cho rằng, đây là những lĩnh vực nhạy cảm, gắn trực tiếp với đời sống hàng ngày của nhân dân; nên đòi hỏi tư lệnh ngành phải là những người xác định được áp lực của mình khi vào vị trí.
Nhấn mạnh lại khi đánh giá cần nhìn vào sự phát triển, vào cả hệ thống, cả quá trình, chứ không được nhìn hiện tượng, theo đại biểu Tạ Văn Hạ, những sự việc nổi cộm cũng là những điểm đáng lưu tâm phải tìm hiểu căn nguyên của sự việc; đó là do chủ quan của Bộ trưởng, do chủ quan của ngành hay do điều kiện chung?
Đại biểu Tạ Văn Hạ lấy ví dụ trong lĩnh vực giáo dục: Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quản lý nhà nước, điều kiện trang thiết bị, đội ngũ… Tất cả những vấn đề này không thể giải quyết trong một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có quá trình.
Những vấn đề đó sẽ được xem xét cụ thể, cả mặt được và mặt chưa được. Ví dụ như việc thi cử, mặt được là đỡ tốn kém, vất vả cho nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học, đi thi. Nhưng trong khâu quản lý, bảo mật còn kẽ hở.
Vậy, phải đánh giá dựa trên căn cứ báo cáo của Chính phủ và của Ủy ban Văn hóa Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; báo cáo giải trình của Bộ GD&ĐT về vấn đề thi cử và trong đó có những việc liên quan đến các ngành, các địa phương, chính quyền, liên quan đến cả ngành an ninh.
Để khách quan cần phải nghiên cứu kỹ, đánh giá kỹ về mọi mặt, cái được và cái chưa được, cái hạn chế và cái nào có thể khắc phục được để rút kinh nghiệm thì Bộ cần rút kinh nghiệm để những kỳ sau tốt hơn.
Chiều nay, kết quả lấy phiếu tín nhiệm 48 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn sẽ được công bố.