Tham dự tập huấn là Cụm miền Bắc với 3 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Hà Nội, Nam Định. Mỗi tỉnh thành phố cử 47 đại biểu, bao gồm Sở GD&ĐT 2 cán bộ phụ trách giáo dục Tiểu học của Sở; 5 phòng GD&ĐT của quận, huyện, thị xã tham gia thí điểm giáo dục Stem cấp Tiểu học.
Mỗi phòng GD&ĐT cử 1 cán bộ phụ trách giáo dục Tiểu học, 2 Hiệu trưởng (hoặc Phó Hiệu trưởng) của 2 trường Tiểu học tham gia thực hiện thí điểm giáo dục Stem, mỗi trường Tiểu học tham gia thí điểm cử 3 giáo viên có năng lực chuyên môn tốt để triển khai giáo dục Stem tại đơn vị.
Theo Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT), việc xây dựng Tài liệu tập huấn thí điểm triển khai thực hiện giáo dục Stem tại 7 tỉnh/thành phố như sau:
Năm học 2020-2021, Vụ Giáo dục Tiểu học phối hợp với Tổ chức UNICEF xây dựng Tài liệu triển khai giáo dục Stem cấp Tiểu học. Trên cơ sở đó, Vụ Giáo dục Tiểu học đã phát triển thành Tài liệu tập huấn triển khai thí điểm về giáo dục Stem tại 7 tỉnh/thành phố.
Đã hoàn thành Ban biên soạn tài liệu gồm: Nhóm chuyên gia xây dựng Tài liệu và Nhóm chuyên gia độc lập đọc góp ý, phản biện để hoàn thiện tài liệu.
Nhóm tác giả đã phát triển bộ Tài liệu bao gồm 5 cuốn tài liệu Hướng dẫn thực hiện giáo dục Stem cấp Tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5.
Sau khi Nhóm tác giả hoàn thiện Tài liệu tập huấn, sẽ triển khai tập huấn cho 7 tỉnh tham gia thí điểm đợt 1 là Cụm Miền Bắc: Lào Cai, Hà Nội, Nam Định; Cụm Miền Trung: Thừa Thiên Huế, Đắk Lắk; Cụm Miền Nam: Cần Thơ, Đồng Tháp,
STEM là một chương trình giảng dạy dựa trên ý tưởng trang bị cho người học những kiến thức, kĩ năng liên quan đến (các lĩnh vực) khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học - theo cách tiếp cận liên môn (interdisciplinary) và người học có thể áp dụng để giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì dạy bốn môn học như các đối tượng tách biệt và rời rạc, STEM kết hợp chúng thành một mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế.