Không như trước đó, bộ ảnh “Hai cô gái và ông lão bên lò gốm” cũng chụp cùng địa điểm này đã gây ra nhiều ồn ào, chỉ trích của dư luận và cho rằng ranh giới giữa nghệ thuật và phản cảm là quá mong manh thì mới đây, nhiếp ảnh Đinh Văn Linh đã làm lại “bình cũ rượu mới” bằng những góc ảnh vô cùng sống động và thẩm mỹ.
Hơn hết, bộ ảnh này truyền đi một thông điệp rằng dẫu cho đây là một làng nghề xưa cổ, dẫu những người làm nghề này bàn tay luôn lấm lem bùn đất nhưng họ luôn toát lên một sức sống mãnh liệt, một tâm hồn trong trẻo.
Làng nghề gốm sứ ở Bình Dương nổi tiếng với các lò gốm giữ gìn nghề bằng phương pháp thủ công, hầu hết các công đoạn sản xuất đến khi cho ra một sản phẩm đều được làm bằng tay.
Nguyên liệu chính để làm gốm là đất sét, trước khi đưa vào sản xuất, đất được phơi nắng cho nhả hết phèn, rồi ngâm qua mấy lượt nước chỉ để lọc lấy phần nhựa, sau đó nhồi cho thật nhuyễn, được gọi là hồ.
Làm gốm truyền thống chỉ đốt lò bằng củi nên đòi hỏi thợ phải giỏi nghề và có kinh nghiệm mới canh cho đúng lửa để ra được những sản phẩm gốm có màu sắc đúng chuẩn.
Chủ nhân của bộ ảnh "Thiếu nữ bên lò gốm" vốn cũng là khách quen, thường lui lại nơi đây để tham quan và được người dân làng nghề này cởi mở đón tiếp.
Anh chia sẻ, người dân làm gốm vốn thật thà, chất phát như chính những sản phẩm họ tạo ra, mộc mạc, chân thành mà đầy giá trị, có ích cho cộng đồng.