Binh sĩ Đức không muốn chuyển đến nhóm quân NATO cạnh Nga

GD&TĐ - Binh sĩ Đức không muốn chuyển đến phục vụ luân phiên ở nhóm quân NATO tại Baltic vì quá gần khu vực xung đột Nga-Ukraine.

Binh sĩ Đức không muốn chuyển đến nhóm quân NATO cạnh Nga

Theo giới truyền thông phương Tây, cuộc xung đột ở Ukraine càng kéo dài thì ảnh hưởng của nó không chỉ mang lại những tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của các nước châu Âu, mà còn có những hệ lụy lớn đối với quân đội của họ.

Theo kết quả đánh giá, ảnh hưởng này không liên quan nhiều đến việc chi tiêu mua sắm vũ khí và hay kinh phí cho các hoạt động quân sự, mà liên quan chủ yếu đến thái độ tâm lý của chính những quân nhân trong quân đội và dân thường đối đối với cuộc xung đột giữa Nga với phương Tây.

Điển hình cho hiện tượng này là những gì đang xảy ra đối với Quân đội Đức (Bundeswehr).

Gần đây, Bundeswehr tuyên bố rằng, sau khi bắt đầu chiến sự trên lãnh thổ Ukraine, khó khăn trong việc tuyển dụng đã nảy sinh, vì giờ đây có ít thường dân muốn gia nhập Bundeswehr.

Theo thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2023, số lượng đơn đăng ký dịch vụ quân sự đã giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tỷ lệ này thoạt nhìn không lớn nhưng trên thực tế, với tổng số binh sĩ ít ỏi của Quân đội Đức (hơn 181.000 quân), sự suy giảm này không phải là nhỏ.

Không chỉ như vậy, những vấn đề với các quân nhân hiện dịch cũng đã nảy sinh. Chỉ gần 1/5 binh sĩ Bundeswehr đồng ý tự nguyện đến Lithuania (Litva) - 1 trong 3 quốc gia Baltic được coi là “tấm khiên phòng thủ phía đông” của NATO trước Nga - để phục vụ luân phiên trong nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO.

Do đó, để tạo hiệu ứng tích cực thu hút tân binh vào hàng ngũ lực lượng vũ trang và củng cố tình hình đạo đức và tâm lý trong Bundeswehr, Bộ Quốc phòng Đức đã phát động một chiến dịch quảng cáo quy mô lớn trên mặt đất và cả trên không gian mạng (Internet).

Như vậy, sau khi dỡ bỏ chế độ tòng quân và chuyển sang chế độ hợp đồng vào năm 2011, nước Đức với dân số hơn 83 triệu người hiện không thể tuyển mộ được quá 182.000 quân cho tất cả các quân, binh chủng.

Hiện nay, thường dân Đức không quan tâm tại sao các quốc gia lại chiến đấu với nhau, họ chỉ muốn sống và tốt nhất là không tệ hơn thời điểm 1 năm rưỡi trở về trước (trước khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022).

Còn binh sĩ Đức hoàn toàn “không muốn chết” trong các khu rừng, cánh đồng và khe núi của Belarus, Ukraine hay Nga.

Những người ông còn sống đã nói với những người cháu về những điều khủng khiếp có thể xảy ra trong chiến tranh mà trước đây chính họ đã từng trải qua. Và người dân Đức phản ứng đúng với điều kiện và hoàn cảnh của mình.

Do đó, trong thời kỳ bài Nga ở châu Âu càng kéo dài thì càng ít người châu Âu sẵn sàng phục vụ trong quân đội.

Tuyển dụng người gốc Phi ở Libya, Nigeria… sẽ không giúp giải quyết vấn đề thiếu binh sĩ trong quân đội các nước châu Âu mà chỉ khiến nó trở nên tồi tệ hơn.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ