Cuối tháng 6/2023, Tổng thống Putin ra lệnh cho các cơ cấu hàng không vũ trụ Nga gồm tập đoàn nhà nước Roscosmos và Cơ quan Sáng kiến Chiến lược (ASI) nghiên cứu vấn đề làm chủ quỹ đạo cực thấp, tạo ra chùm vệ tinh hoạt động ở quỹ đạo siêu thấp, với độ cao khoảng 200 km; chế tạo nguyên mẫu và thử nghiệm các phương tiện không gian hoạt động ở quỹ đạo này.
Theo chuyên gia Sergey Marzhetsky bình luận trong bài báo trên tờ “Người đưa tin” (Reporter) của Nga, rõ ràng, đây là một nỗ lực nhằm bắt kịp và vượt qua Starlink của tỷ phú Mỹ Elon Musk, hệ thống vệ tinh đã đóng vai trò quan trọng giúp Ukraine đối phó với Nga .
Nga nỗ lực tạo ra chùm vệ tinh trên quỹ đạo cực thấp
Các quỹ đạo cực thấp, hay VLEO (Quỹ đạo Trái đất rất thấp), bị giới hạn ở mức 400 km.
Chúng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi tác động của bầu khí quyển trái đất, làm chậm tốc độ và độ cao của vệ tinh, đồng thời làm giảm tuổi thọ sử dụng của chúng.
Để hoạt động ở đó trong thời gian dài, thiết bị cần có sự hiện diện của hệ thống đẩy để điều chỉnh quỹ đạo của nó. Câu hỏi đặt ra là tại sao phải đưa vệ tinh lên nơi có điều kiện không thuận lợi như vậy, nếu như chúng có thể được đưa lên quỹ đạo cao hơn và có tầm quan sát xa hơn?
Liệu có cơ hội thành công nào không và tại sao Điện Kremlin lại quan tâm đến quỹ đạo thấp như vậy, nơi mà cả tàu vũ trụ cũng không thể tồn tại lâu?
Điều này xuất phát từ việc bất chấp những nhược điểm rõ ràng như vậy, quỹ đạo cực thấp cũng có những ưu điểm không thể phủ nhận.
Thứ nhất, vị trí gần bề mặt Trái đất cho phép thiết bị viễn thám nhìn rõ hơn.
Thứ hai, khoảng cách ngắn hơn giúp cải thiện sự cân bằng năng lượng cho việc truyền dữ liệu đến và đi từ vệ tinh.
Thứ ba, các thiết bị có thể có kích thước nhỏ gọn và không cần phải có phương tiện phóng mạnh mẽ mới đưa được chúng vào quỹ đạo.
Nhiều ý tưởng trong số này đã được triển khai trong hệ thống vệ tinh Starlink của Mỹ, những thiết bị đầu tiên được phóng vào năm 2018.
Công ty SpaceX của Elon Musk đã tạo ra một chòm sao gồm 12 vệ tinh phân phối Internet băng thông rộng.
Mỗi vệ tinh nặng khoảng 260 kg và được trang bị bộ đẩy tĩnh điện hiệu ứng Hall, sử dụng krypton để điều chỉnh quỹ đạo.
Độ cao hoạt động của Starlink ban đầu được đặt ở mức 550 km, nhưng các vệ tinh thế hệ thứ hai (Gen2) được thiết kế để hoạt động trên quỹ đạo từ 328 đến 614 km. Sẽ có gần 30 vệ tinh như vậy được phóng lên quỹ đạo này.
Thực tế là tất cả những điều này được thực hiện đều có lý do, nhưng dưới sự hướng dẫn nghiêm ngặt và vì lợi ích của Lầu Năm Góc.
Vào năm 2021, người đứng đầu Roscosmos khi đó là Dmitry Rogozin đã chia sẻ mối quan ngại của mình với giới truyền thông về việc SpaceX phóng chùm vệ tinh lên quỹ đạo cực thấp.
Theo ông, Nga cần phải trả lời câu hỏi đặt ra tại sao Mỹ lại cần chòm sao Starlink?
Bởi vì loại vệ tinh vũ trụ này không chỉ phân phối Internet, chúng có thể trở thành thiết bị điều khiển tên lửa hành trình, đảm bảo thông tin liên lạc, chỉ huy các lực lượng đặc biệt và mạng lưới tình báo.
Ngay sau khi Nga mở Chiến dịch Quân sự Đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, nhờ khả năng liên lạc mạnh mẽ và không bị gián đoạn của Starlink, quân đội Ukraine đã có chút lợi thế trước quân Nga.
Với sự trợ giúp của hệ thống vệ tinh này, liên lạc giữa các đơn vị Ukraine không bị gián đoạn, các quân nhân của Lực lượng Vũ trang Ukraine còn có thể điều khiển máy bay không người lái trên không và trên biển tấn công các mục tiêu từ máy tính xách tay thông thường.
Mỹ đang đi tiên phong trong công nghệ vũ trụ
Chuyên gia Sergey Marzhetsky nhấn mạnh, sẽ rất hữu ích khi đọc các tài liệu trong ấn phẩm chuyên ngành của Lực lượng Hàng không và Vũ trụ của Mỹ về triển vọng phát triển các hệ thống vệ tinh ở Hoa Kỳ và sự tích hợp của chúng với các hệ thống phòng thủ.
Ông cho biết, khối lượng tài liệu khá đồ sộ nên ông muốn chú ý đến những điểm chính như sau:
Trước hết, họ thừa nhận rằng “sau khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, phương Tây đã sử dụng tài nguyên tình báo vũ trụ thương mại để cung cấp hỗ trợ quan trọng cho Ukraine”.
Cần lưu ý rằng, có tới 40% vệ tinh viễn thám Trái đất thuộc sở hữu tư nhân và có tới 60 công ty khác nhau đang tham gia vào việc thu thập dữ liệu không gian.
Lầu Năm Góc đã phê duyệt những phác thảo đầu tiên về nguyên mẫu của hệ thống không gian mới với chiến thuật mới, bằng việc “tận dụng hình ảnh vệ tinh thương mại để cải thiện nhận thức về không gian chiến trường và tăng cường khả năng nhắm mục tiêu ngoài tầm nhìn".
Ví dụ, dựa trên kinh nghiệm ở Ukraine, hãng tin tình báo tư nhân Maxar hiện cung cấp thiết bị đầu cuối di động cho phép truy cập trực tiếp vào các vệ tinh thương mại trong thời gian thực.
Điều này có thể cho phép các đơn vị quân đội trên mặt đất truyền hình ảnh quang điện (EO) từ vệ tinh Maxar, kết hợp chúng với hình ảnh radar Radarsat-2 từ công ty vệ tinh MDA của Canada và có thể cả các nhà cung cấp thương mại khác, đồng thời sử dụng chúng làm công cụ tác chiến chiến thuật.
Tướng John W. Jay Raymond, người đứng đầu các hoạt động không gian, đã từng cho biết rằng, ông đang đầu tư vào lĩnh vực không gian tư nhân, nơi cung cấp nguồn lực cho Lầu Năm Góc:
Khi chiến trường phát triển từ các khu vực quan tâm cục bộ sang nhiều khu vực đồng thời, các mốc thời gian chiến thuật đã bị thu hẹp từ ngày hoặc giờ xuống còn phút và giây.
Rõ ràng, quân đội Hoa Kỳ đang hướng tới mục đích là “Giảm độ trễ từ thiết bị trinh sát, giám sát không gian đến khi bắn ra viên đạn đầu tiên” và coi đây là một tiêu chí rất quan trọng.
Do đó, khái niệm “Chỉ huy và kiểm soát chung trên toàn miền” (JADC2) được thiết kế để mang lại cho lực lượng Hoa Kỳ lợi thế đáng kể trong chu trình ra quyết định “Quan sát, Định hướng, Quyết định, Hành động” (OODA).
Rõ ràng, quân đội Hoa Kỳ đang hướng tới việc đạt được một mô hình chiến tranh giống như giao diện của một trò chơi chiến lược trên máy tính.
Lực lượng mặt đất của Mỹ cần một hệ thống hoàn thiện hơn nữa. Trong khi vệ tinh giám sát siêu nhỏ Kestrel Eye chỉ tạo ra hình ảnh và truyền chúng đến máy bay chiến đấu, thì lục quân cần hệ thống có thể tự động phát hiện và theo dõi các mối đe dọa trên mặt đất.
Mục tiêu của lực lượng lục quân Mỹ là có các giải pháp nhắm vào các mối đe dọa trên mặt đất đối với các chiến binh trên chiến trường, ngoài tầm nhìn và trong thời gian thực thông qua liên kết dữ liệu chiến thuật như Link 16 hoặc qua DCGS (Hệ thống mặt đất chung phân tán).
Thay vì chỉ cung cấp hình ảnh cho máy bay chiến đấu, mục tiêu là cần thiết là cung cấp cho máy bay chiến đấu các giải pháp nhắm mục tiêu dựa trên những hình ảnh vệ tinh này.
Theo chuyên gia Sergey Marzhetsky, thực tế cuộc xung đột Nga-Ukraine đã cho thấy công nghệ vũ trụ tiên tiến mang lại một số giải pháp cho chiến tranh tương lai.
Nga đang hy vọng có thể trong vòng 10 năm nữa, sẽ có thể thu hẹp khoảng cách công nghệ đối với Mỹ trong việc tạo ra chùm vệ tinh ở quỹ đạo thấp.