Bình Dương công khai khu vực không được phân lô, bán nền dự án

GD&TĐ - Quy định khu vực được phân lô, bán nền sẽ làm cơ sở để xem xét xác định hình thức đầu tư các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Bình Dương công khai khu vực không được phân lô, bán nền dự án

UBND tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 222/QĐ-UBND quy định các khu vực được phép xây dựng nhà ở để bán hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền.

Theo đó, các khu vực trên địa bàn tỉnh được thực hiện dự án phân lô, bán nền sẽ trừ các khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị. Cụ thể:

Khu đô thị mới thuộc Khu Liên hợp Công nghiệp - Dịch vụ - Đô thị Bình Dương.

Khu vực dọc bờ sông Sài Gòn thuộc địa bàn thị xã Bến Cát và huyện Dầu Tiếng được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp.

Khu vực dọc bờ sông Đồng Nai thuộc các địa bàn thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên được quy định cụ thể tại các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp.

Khu vực tiếp giáp các tuyến đường cảnh quan chính của đô thị, các trục đường chính kết nối vùng (trục đường chính đô thị trở lên); khu vực xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc đô thị được xác định trong các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị các cấp.

Ngoài ra còn có những khu vực cũng không được phân lô, bán nền thuộc địa giới hành chính các thành phố: Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An. Trong đó, với các khu vực tiếp giáp các tuyến đường chính khu vực trở lên (với chiều rộng đường trên 23m) được xác định trong các đồ án quy hoạch được duyệt.

Đối với các khu vực khác ngoài các khu vực được nêu trong quyết định này do UBND tỉnh Bình Dương quyết định từng trường hợp cụ thể theo quy định.

Theo Quyết định, các trường hợp dự án xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê hoặc dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất dưới hình thức phân lô, bán nền đã được phê duyệt trước ngày quy định này có hiệu lực (10/2/2023) sẽ không áp dụng theo Quyết định này.

Trường hợp dự án phải điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư thì phải tuân thủ các nội dung của Quyết định 222/QĐ-UBND.

Như vậy, việc ban hành quyết định nêu rõ các khu vực được phân lô, bán nền làm cơ sở để xem xét xác định hình thức đầu tư cho các dự án xây dựng kinh doanh nhà ở, giúp người dân và doanh nghiệp căn cứ trên từng khu vực để thực hiện, tránh trường hợp phân lô, bán nền trái quy định.

Hàng loạt địa phương siết phân lô, bán nền

Chuyên gia nhận định, việc phân lô, bán nền đang tạo ra hiện tượng găm giữ đất đai tìm cách "thổi giá". Thực trạng này làm lũng đoạn thị trường, gây lãng phí tài nguyên và không tạo ra phát triển kinh tế mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương.

Tình trạng phân lô bán nền làm lũng đoạn thị trường, gây lãng phí tài nguyên và không tạo ra phát triển kinh tế mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương.

Tình trạng phân lô bán nền làm lũng đoạn thị trường, gây lãng phí tài nguyên và không tạo ra phát triển kinh tế mà chỉ gây rối cho phát triển kinh tế địa phương.

Trước đó, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã ký Chỉ thị 13 ngày 29/8/2022 về một số giải pháp thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Đáng chú ý, Chỉ thị nêu rõ, quản lý, ngăn chặn việc chia tách, "phân lô, bán nền" tại các khu vực chưa được phép đầu tư, thiếu hệ thống hạ tầng; chấn chỉnh hành vi mua bán trao tay, "thổi giá" gây nhiễu loạn thông tin thị trường bất động sản.

Năm 2021, Bộ TN&MT đã thành lập đoàn kiểm tra việc phân lô, bán nền tại 3 tỉnh Lâm Đồng, Khánh Hòa và Bình Thuận. Hiện nhiều địa phương trên cả nước cũng đã có những động thái quyết liệt nhằm siết chặt tình trạng phân lô, bán nền.

Mới đây nhất, UBND TP.Nha Trang đã có “lệnh” tạm dừng việc tách thửa cho đến khi quyết định quy định tách thửa mới được ban hành, làm cơ sở thống nhất việc thực hiện chính sách đất đai trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, UBND tỉnh Khánh Hòa cũng nghiêm cấm việc cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với các thửa nằm ngoài khu vực dân cư hiện có, dẫn đến hình thành các điểm dân cư mới chưa đáp ứng được điều kiện cơ sở hạ tầng khu vực, gây ra tình trạng phân lô, bán nền tràn lan trên địa bàn.

Được biết, thời gian qua, nhiều chiêu trò “hiến đất” làm đường giao thông để chuyển mục đích sử dụng sang đất ở rồi phân lô, bán nền đã diễn ra phổ biến tại huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa).

Tại Hà Nội, Sở TN&MT đã có văn bản gửi các quận, huyện, thị xã yêu cầu kiểm tra, báo cáo việc phân lô, chia tách thửa đất, san hạ đất để xây dựng hạ tầng từ đầu năm 2017 đến hết tháng 1/2022 đối với các thửa đất có diện tích lớn hơn 500 m2 đã được UBND cấp huyện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Tương tự, UBND TP.Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước) đã ban hành công văn hỏa tốc tạm dừng tách thửa đất nông nghiệp trên địa bàn kể từ 22/3 đến khi có chỉ đạo mới.

Đối với các thửa đất tiếp giáp đường giao thông, tạm dừng tách thửa đối với các thửa đất có diện tích tối thiểu dưới 2.000 m2 đối với phường và dưới 3.000 m2 đối với 2 xã Tân Thành, Tiến Hưng; không thực hiện tách thửa (tất cả loại đất) đối với các thửa đất đã có quy hoạch chi tiết 1/500, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa.

Quy về thang điểm chung

GD&TĐ - Việc quy về một thang điểm chung là hoàn toàn khả thi; nếu khó cũng nên làm vì lợi ích chung của cả hệ thống...

Những ký ức trong tim

Những ký ức trong tim

GD&TĐ - Những năm tháng học trò là quãng thời gian đáng nhớ nhất, là lúc ta được trải nghiệm những giây phút vui buồn, với bao nhiêu khoảnh khắc không thể phai nhạt.