Bình Dương chính thức có thêm 1 thành phố trực thuộc

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Từ ngày 10/4, TP.Tân Uyên chính thức được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên, trở thành thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Bình Dương chính thức có thêm 1 thành phố trực thuộc

Theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, thị xã Tân Uyên chính thức trở thành TP.Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương từ hôm nay (10/4).

TP.Tân Uyên được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên với diện tích 191,76km2, dân số 466.053 người, có 12 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 10 phường và 2 xã. Trụ sở của TP.Tân Uyên sử dụng trụ sở làm việc của thị xã Tân Uyên trước đây.

Cùng 3 thành phố trước đó là Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An; Tân Uyên là thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương. TP.Tân Uyên tương lai được kỳ vọng có bước tiến vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đô thị hóa và hạ tầng giao thông. Mục tiêu sau năm 2025, Tân Uyên trở thành trung tâm dịch vụ đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp - dịch vụ - đô thị - nông nghiệp đô thị, đẩy mạnh phát triển thương mại – dịch vụ.

Là địa bàn nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, Tân Uyên là một trong những đô thị có tốc độ phát triển kinh tế mạnh của tỉnh với tiềm năng thu hút đầu tư các ngành công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Đây cũng là địa phương đi đầu trong phát triển công nghiệp với 5 khu, cụm công nghiệp, 1.866 doanh nghiệp trong nước, tổng vốn đăng ký là 32.560,507 tỷ đồng và 637 doanh nghiệp nước ngoài, tổng vốn đăng ký là 5,2 tỷ USD.

Song hành với đầu tư hạ tầng giao thông, Tân Uyên cũng thu hút đầu tư mạnh mẽ vào các khu công nghiệp. Hiện tại, thị xã Tân Uyên đang sở hữu 2 dự án khu công nghiệp VISIP lớn nhất Bình Dương và cả nước.

Trong đó, địa phương này cũng đang triển khai dự án khu công nghiệp lớn nhất cả nước là Khu công nghiệp VSIP III với quy mô hơn 1.000 ha, có tổng mức đầu tư hạ tầng dự kiến là 6.407 tỷ đồng.

Với vị trí địa lý thuận lợi, nằm ven sông Đồng Nai, hạ tầng giao thông đồng bộ kết nối với TP.HCM và Đồng Nai, TP.Tân Uyên là địa bàn quan trọng của tỉnh cả về chính trị, quân sự, kinh tế và văn hóa, xã hội, thuận lợi trong việc thu hút đầu tư các ngành như công nghiệp, dịch vụ, thương mại.

Ngoài ra, không gian liên kết giữa đô thị Tân Uyên và đô thị Bình Dương cũng như TP.HCM và TP.Biên Hòa sẽ được kết nối thành một đại đô thị phía Nam đất nước; là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng.

Trên địa bàn thành phố có hệ thống giao thông đối ngoại, giúp việc giao thương, vận chuyển hàng hóa luân chuyển đi các tỉnh, thành phía Nam; cảng Thạnh Phước là cảng sông đầu tiên của thành phố, mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực logistics.

Từ ngày 10/4, TP.Tân Uyên chính thức được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên, trở thành thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Từ ngày 10/4, TP.Tân Uyên chính thức được thành lập trên cơ sở nguyên trạng thị xã Tân Uyên, trở thành thành phố thứ 4 trực thuộc tỉnh Bình Dương.

Trong lĩnh vực phát triển nhà ở Bình Dương giai đoạn 2021- 2025, toàn tỉnh sẽ dành ra 1.600 ha đất cho các dự án. Tổng vốn đầu tư dự kiến là 130.000 tỷ đồng.

Trong đó, Tân Uyên là địa phương đứng đầu khi cần đến 274 ha, vốn đầu tư hơn 22.000 tỷ đồng để phát triển nhà ở mới, nhà ở xã hội. Tân Uyên phấn đấu đến năm 2023 đạt được 26,5% mật độ xây dựng.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi, đến năm 2030, Bình Dương phát triển theo mô hình thành phố trực thuộc Trung ương, là cực tăng trưởng quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

Đồng thời, Bình Dương đi tiên phong trong chuyển đổi mô hình phát triển, hướng tới các ngành công nghiệp hiện đại và dịch vụ chất lượng cao dựa trên hạt nhân là hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hoàn chỉnh.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt khoảng 10%/năm; GRDP bình quân đầu người khoảng 15.700 đô la Mỹ (412 triệu đồng); tỷ trọng kinh tế số đạt 30% GRDP.

Tăng trưởng kinh tế thời kỳ 2031-2050 khoảng 5,5 – 6%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 31.300 đô la Mỹ, trở thành tỉnh có mức thu nhập trung bình cao; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 50% GRDP.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ