Biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ

GD&TĐ - Viêm tiểu phế quản là bệnh lý viêm nhiễm cấp tính các phế quản cỡ nhỏ và trung bình do virus gây nên. Bệnh xảy ra quanh năm, rất hay gặp và dễ mắc lại ở trẻ nhỏ trong 2 năm đầu đời.

Không chủ quan với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ.
Không chủ quan với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ.

Phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời sẽ cho kết quả tốt, trái lại chẩn đoán muộn có thể khiến bệnh tình nặng lên, gây biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, thậm chí tử vong.

Các triệu chứng dấu hiệu bệnh lý

Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Lúc đầu trẻ hắt hơi, xổ mũi, sau đó ho tăng dần, có khò khè, thậm chí khó thở. Bệnh có thể bắt đầu bằng triệu chứng sổ mũi.

Nặng hơn nữa trẻ có thể sốt cao, bỏ bú, tím tái, có dấu hiệu thở nhanh, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, toàn thân tím tái.

PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh – Phó trưởng khoa Hô hấp Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Bệnh viêm tiểu phế quản do virus gây nên. Bệnh dễ xuất hiện ở trẻ có sức đề kháng kém như trẻ đẻ non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng bào thai, mắc bệnh phổi mãn (đã được thở máy và thở oxy kéo dài), có các bệnh lý bẩm sinh…

Trẻ bị nặng sẽ có dấu hiệu sốt cao, nôn trớ.
Trẻ bị nặng sẽ có dấu hiệu sốt cao, nôn trớ.

Những trẻ bị bệnh nặng sẽ có các dấu hiệu sốt cao, dùng thuốc giảm sốt cũng không hạ. Trẻ bỏ bú, nôn trớ, thở nhanh, khó thở, rút lõm lồng ngực, cánh mũi phập phồng, da tím tái. Khi thấy các biểu hiện như trên cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế.

Cách điều trị bệnh cho trẻ

Theo PGS.TS. bác sĩ Lê Thị Hồng Hanh, đối với những trường hợp nhẹ có thể điều trị tại nhà. Cha mẹ cần cho trẻ uống đủ nước để làm loãng đờm, dịu ho, sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%. Điều trị triệu chứng nếu có (uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt).

Có thể cho trẻ uống thuốc trị ho, long đờm theo chỉ định của bác sĩ. Chú ý tuyệt đối không tự mua thuốc kháng sinh để điều trị để phòng tránh nguy cơ kháng kháng sinh sau này.

Những trường hợp nặng sẽ phải điều trị tại bệnh viện: Tại đây các bác sĩ sẽ hút đờm dãi, thông thoáng đường thở cho trẻ, cho trẻ thở oxy (nếu trẻ khó thở). Đảm bảo đủ dinh dưỡng cho trẻ như cung cấp đủ nước, cho ăn sữa mẹ bằng thìa, truyền dịch nếu trẻ không bú được.

Các bác sĩ sẽ dùng khí dung nước muối hoặc thuốc giãn phế quản khi bệnh nhân khò khè, co thắt nhiều. Có thể dùng kháng sinh ở những bệnh nhi có bội nhiễm phổi. Nên cách ly trẻ.

“Các bà mẹ cần chú ý ngay từ trong thời gian mang thai: khám thai định kỳ, có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, lao động hợp lý để đảm bảo trẻ sinh ra đủ tháng, đủ cân nặng.

Cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng. Đảm bảo đủ chất dinh dưỡng trong thành phần ăn cho trẻ: chất đạm, chất béo, gluxit, vitamin, muối khoáng…

Vào giai đoạn trời lạnh hoặc giao mùa, phụ huynh cần giữ ấm cho trẻ, không để trẻ quá lạnh những cũng không nên để trẻ quá nóng, gây vã mồ hôi, chỉ nên mặc quần áo đủ ấm. Thường xuyên sát khuẩn mũi, họng cho trẻ bằng dung dịch nước muối 0,9%”. (PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh).

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ảnh minh họa INT.

Môn học công cụ

GD&TĐ - Theo kết quả kỳ thi học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2024 - 2025, Hà Nội vẫn dẫn đầu cả nước về số lượng học sinh đoạt giải.