Bí quyết làm bài thi Lịch sử từ đề thi tham khảo

GD&TĐ - Phân tích đề thi tham khảo phân môn Lịch sử trong bài thi Khoa học xã hội, các giáo viên giàu kinh nghiệm Trường THPT Thanh Thủy (Phú Thọ) chia sẻ những lưu ý quan trọng với học sinh để ôn tập, làm tốt bài thi bộ môn này.

Bí quyết làm bài thi Lịch sử từ đề thi tham khảo

Sau khi thông báo, lấy ý kiến của giáo viên bộ môn trong tổ và tiến hành tổng hợp, cô Nguyễn Thị Phương Tuấn (Trường THPT Thanh Thủy) cho biết, các thầy cô đều thống nhất nhận định, đề thi tham khảo năm nay hay, khó hơn so với năm ngoái, phân loại được học sinh. Đảm bảo độ vừa sức với những học sinh trung bình, chỉ thi tốt nghiệp.

Đề thi rải kiến thức nhiều chỗ, có chỗ rất nhỏ, nhưng chủ yếu là kiến thức lớp 12, đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu kĩ, sâu và hiểu bản chất mới có thể đạt điểm cao.

Về cấu trúc, câu hỏi xuất hiện trong đề thi bao gồm cả kiến thức lớp 11 và lớp 12 nhưng trọng tâm vẫn là kiến thức lớp 12. Trong đó, các câu hỏi vẫn đảm bảo đề thi THPT quốc gia 2017.

Nội dung đề tham khảo chủ yếu vẫn nằm trong SGK lớp 11 và 12. Ngoài ra còn có những câu hỏi mở rộng đòi hỏi học sinh phải học, đọc, tư duy thì mới làm được (câu 40).

"So với đề thi THPT quốc gia năm 2017, đề thi tham khảo có độ khó cao. Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao là 37, 39, 40... Những câu hỏi này rơi vào cả phần lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới. Nhưng không có câu hỏi khó rơi vào kiến thức lớp 11" - cô Nguyễn Thị Phương Tuấn cho biết.

Chia sẻ phương pháp ôn tập tốt cho học sinh, cô Nguyễn Thị Phương Tuấn lưu ý, dù kiểm tra trắc nghiệm 100% nhưng học sinh vẫn phải học tốt tự luận thì mới có thể làm bài tốt.

Cùng với đó, cần học rộng, sâu, chú ý cả những phần chữ nhỏ, phần giới thiệu khái quát vào bài, những bài tổng kết để có kiến thức vừa tổng hợp vừa sâu sắc và chi tiết. Làm nhiều dạng đề thi trong sách ôn tập và học trên mạng (trang có chọn lọc) và bám thật chắc vào kiến thức trong sách giáo khoa.

Cũng đưa ra lời khuyên như trên cho học sinh, cô Nguyễn Thị Phương Tuấn lưu ý thêm: Khi học xong phần nào, học sinh cần đánh giá, nhận xét nội dung, bản chất của vấn đề, không học vỏ bọc sự kiện bên ngoài. Các em cũng nên làm nhiều đề luyện tập và học các chuyên đề, các dạng liên quan để có tâm thế tốt nhất khi vào phòng thi.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh báo người mới

GD&TĐ - Trung Quốc vừa quyết định cấm xuất khẩu kim loại và vật liệu có chứa những nguyên tố hoá học nhất định, trong đó có Gallium và Germanium sang Mỹ.