Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa: béo phì là tình trạng tích lũy chất béo (mỡ) quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân, đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe. Tình trạng béo phì thường được xác định qua chỉ số cơ thể (BMI - body mass index) theo công thức:
BMI = Trọng lượng cơ thể (kg)/ chiều cao x chiều cao (m).
Nếu chỉ số BMI dưới 18,5 là gầy hoặc thiếu cân; từ 18,5 - 24 là bình thường; từ 25 - 30 là thừa cân và BMI trên 30 là béo phì. Các chỉ số này có thể thấp hơn một chút khi áp dụng cho người châu Á.
Nguyên nhân chính của thừa cân, béo phì là do sự mất cân bằng giữa năng lượng nạp vào cơ thể và năng lượng tiêu hao, do chế độ ăn quá dư thừa năng lượng (calo), nhiều chất béo, bột đường, chất đạm nhưng ít chất xơ (rau xanh, hoa quả) và lối sống ít vận động.
Do đó, nhóm có nguy cơ cao bị thừa cân, béo phì bao gồm: người thường sử dụng đồ ăn nhanh (fast food) và đồ chiên rán nhiều chất béo, ăn ít rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, nhân viên văn phòng, phụ nữ sau khi sinh, dân cư đô thị…
Béo phì dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm
Béo phì được coi là một bệnh mãn tính, nó không chỉ ảnh hưởng đến diện mạo mà còn đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của con người. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh: béo phì làm giảm 6 - 8 năm tuổi thọ, dẫn tới 44% trường hợp mắc bệnh tiểu đường, 23% trường hợp thiếu máu cơ tim và 7 - 41% các trường hợp ung thư.
Ngoài những tổn thương về tâm lý như tự ti, trầm cảm, béo phì có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm:
Bệnh tim mạch: Mỡ tích tụ quá nhiều sẽ bọc lấy tim, làm hẹp mạch vành, cản trở máu vận chuyển đến tim, gây nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp, đột quỵ…
Bệnh xương khớp: Trọng lượng cơ thể quá lớn gây áp lực lên xương khớp, dẫn tới thoái hóa khớp gối, cột sống… Axit uric tăng cao gây bệnh Gout.
Tiểu đường tuýp 2: Tình trạng kém dung nạp glucose và kháng insulin là nguyên nhân trực tiếp gây ra tiểu đường tuýp 2 ở người béo phì.
Ung thư: Nam giới béo phì dễ dẫn đến ung thư đại trực tràng, ung thư tuyến tiền liệt; nữ giới dễ bị ung thư đường mật, vú, tử cung, buồng trứng.
Tăng nguy cơ vô sinh: Ở phụ nữ béo phì, mô mỡ làm rối loạn buồng trứng, rối loạn kinh nguyệt dẫn tới khó thụ tinh, sẩy thai, đẻ khó... Nam giới béo phì thường yếu sinh lý, có nguy cơ vô sinh.
Bệnh đường tiêu hóa: Mỡ ứ đọng trong gan gây bệnh gan nhiễm mỡ, xơ gan; rối loạn chuyển hóa mỡ sinh ra sỏi mật. Ngoài ra, mỡ bám vào các quai ruột cũng gây ra táo bón và bệnh trĩ, khiến người bệnh đau đớn và gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt.
Phòng và điều trị thừa cân, béo phì
Để phòng và điều trị thừa cân, béo phì, cần duy trì trọng lượng cơ thể ở mức BMI từ 18,5 đến 24.
- Ăn uống khoa học: Lựa chọn thực phẩm lành mạnh, giảm bớt tinh bột, chất béo, đồ chiên rán, tăng thêm chất xơ từ rau củ, trái cây. Mỗi ngày cần bổ sung 2,5 lít nước để tránh táo bón. Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá và đồ ăn cay nóng (ớt, hạt tiêu).
- Tăng cường vận động, thể dục thể thao: Vận động thường xuyên sẽ làm tiêu hao lượng calo đáng kể, đồng thời giúp cơ bắp khỏe mạnh, thúc đẩy sự lưu thông máu và nhu động đường tiêu hóa, tránh được các bệnh xương khớp, tim mạch, trĩ. Nên tập luyện 30 phút/ngày với các bộ môn như bơi lội, đi bộ, yoga…
- Giữ thái độ vui vẻ, lạc quan: Suy nghĩ tích cực sẽ giúp giảm cân thuận lợi hơn, trong khi tâm trạng buồn bã, lo lắng sẽ làm niêm mạc ruột co bóp, hạn chế lưu thông máu khiến bệnh tim mạch và trĩ nặng thêm.
- Phối hợp điều trị bằng thuốc và thực phẩm chức năng: Tùy tình trạng bệnh, có thể sử dụng thuốc chống thoái hóa khớp, thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ mỡ máu... Với bệnh trĩ, nên sử dụng sản phẩm có nguồn gốc thảo dược như diếp cá, nghệ, đương quy, hoa hòe, giúp điều trị trĩ hiệu quả, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ.