Bệnh nhân rối loạn tâm thần có nên nghe nhạc Xuân?

Bác sĩ Trần Duy Tâm (Bệnh viện Tâm thần TPHCM) cho biết: Âm nhạc được ví như một loại thần dược, là liệu pháp chữa bệnh. Nhưng người bệnh nghe nhạc Xuân thế nào cho đúng?

Bệnh nhân rối loạn tâm thần có nên nghe nhạc Xuân?

Theo bác sĩ Tâm, âm nhạc giúp giảm nhẹ bệnh trầm cảm, cải thiện giấc ngủ, giảm lo âu và hạ huyết áp. Nó làm cơ thể thư giãn thật sự thông qua việc làm cơ thể xao lãng, phân tán tư tưởng của người bệnh để quên đi cơn đau hoặc tâm trạng khó chịu.

Âm nhạc tác động đến người nghe là giai điệu, ca từ và tần số.

Benh nhan roi loan tam than co nen nghe nhac Xuan? - Anh 1

Với người bệnh rối loạn tâm thần như: lo âu, stress, trầm cảm thì chúng ta nên mở nhạc có giai điệu du dương, trữ tình phù hợp với sóng não của cơ thể. Điều này càng giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe cho những ngày Tết.

Nhưng với riêng từng bệnh nhân cụ thể, người nhà không nên mở những thể loại nhạc có nội dung “phù hợp” với tâm trạng, gây tổn thương cho bệnh nhân.

Ví dụ, một bệnh nhân trước đây từng vui vẻ, hạnh phúc với chồng con, nhưng sau đó vì một vụ tai nạn, khiến bệnh nhân mất đi người thân, rồi rơi vào trầm cảm thì không nghe bài có tâm trạng như: “Đón Xuân này, tôi nhớ Xuân xưa”…

Benh nhan roi loan tam than co nen nghe nhac Xuan? - Anh 2

Mặt khác, khi nghe nhạc, chỉ cho bệnh nhân nghe ở cường độ âm thanh 60decibel – 70 decibel (thương đương âm thanh giọng nói bình thường).

Hiện nay, nhạc Xuân đang phối lại, khiến nhạc xập xình, hoặc nhạc Xuân dạng nhạc Dance, nhạc Xuân êm dịu nhưng mở cường độ âm thanh quá lớn, thường trên 90decibel như giọng hét. .. cũng không phù hợp. Với cường độ này, người bình thường cũng khó chịu, còn người bệnh dễ “nổi loạn” sau 15 – 20 phút nghe.

Theo Phụ Nữ TPHCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ