Kinh nguyệt là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của các bé gái. Kinh nguyệt đến sớm hay đến muộn và sự đều đặn của chu kỳ kinh nguyệt phản ánh khả năng sinh sản của các bé gái ở mức độ nhất định.
Nói chung, độ tuổi có kinh nguyệt của các bé gái là từ 12 đến 16 tuổi, trung bình là 14 tuổi. Bởi vì các bé gái có sức khỏe và sự phát triển khác nhau nên độ tuổi có kinh nguyệt khác nhau. Có kinh nguyệt quá sớm hoặc quá muộn đều ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Kinh nguyệt đến quá sớm
Do thói quen sinh hoạt không khoa học, trẻ dậy thì sớm hơn và biểu hiện rõ ràng của các bé gái dậy thì sớm là có kinh nguyệt sớm ở độ tuổi từ 8 đến 9.
Dậy thì sớm làm giảm khả năng phát triển chiều cao của trẻ, khiến chiều cao của bé kém xa so với bạn bè cùng trang lứa. Bố mẹ nên tập cho con theo những thói quen tốt như đi ngủ sớm, dậy sớm, tránh thức khuya, hạn chế ăn đồ chiên, rán... để giảm nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
Kinh nguyệt đến quá muộn
Kinh nguyệt của trẻ đến quá muộn cũng đòi hỏi các bậc phụ huynh phải lưu tâm. Nếu trẻ đã quá 16 tuổi nhưng chưa có kinh nguyệt, bố mẹ nên đưa con đến bệnh viện để kiểm tra.
Tôi nên làm gì khi con bắt đầu có kinh nguyệt?
Chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên của các bé gái thường không cố định, một số chu kỳ kéo dài đến 10 ngày nhưng một số chỉ 2 ngày. Điều này là hết sức bình thường.
Trong 6 tháng đầu kể từ ngày bé có chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên, việc kinh nguyệt không đều là điều hết sức bình thường. Sau đó, chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái sẽ ổn định dần, dao động từ 28 đến 35 ngày.