Báu vật trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật đáng kinh ngạc về trí tuệ của người xưa

Một chiếc vạc đồng chân gấu có niên đại 2000 năm được coi là phát hiện kỳ thú nhất từ trước đến nay khiến cả thế giới ngỡ ngàng về trí tuệ cực hạn của người cổ đại xưa.

Ngày 23/6/1968, khi một đoàn công binh của Quân Giải phóng Nhân dân đào một đường hầm trên sườn phía Đông của đỉnh chính Linh San, cách huyện Mãn Thành, Bảo Định, Hà Bắc, khoảng 1,5 km về phía Tây nam, họ đã phát hiện ra Lăng mộ nhà Hán.

Sau đó, Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật thực địa. Đây là lăng mộ Tây Hán nguyên vẹn đầu tiên (được coi là bằng chứng cho trí tuệ ưu việt của người cổ đại xưa) được phát hiện của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) cùng với vương phi Đậu thị.

Theo ghi chép lịch sử, Tĩnh vương Lưu Thắng đột ngột qua đời vào tháng 2 xuân năm Nguyên Đỉnh thứ 4 (113 TCN), làm Trung Sơn vương 42 năm rồi mất, không rõ bao nhiêu tuổi và vợ ông cũng qua đời không lâu sau đó. Lưu Thắng là người háo sắc và thích uống rượu, có tới 22 người con và 120 cháu.

Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa - Ảnh 2.

Lăng mộ Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương) là phát hiện cực kỳ quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.

Hai người được chôn cất trong hai hang động bên trong sườn núi. Mỗi hang có hai phòng bên để chứa, một phòng phía sau cho quan tài, và một phòng chính giữa lớn với mái ngói và các giá đỡ bằng gỗ đã bị sập.

Cả hai thi thể của Tĩnh vương và vợ ông đều được bọc bằng những bộ quần áo đính ngọc bích phức tạp, mỗi bộ chứa hơn 2.000 miếng ngọc bích. Ngôi mộ chứa hơn 2.700 hiện vật cùng các di tích văn hóa có giá trị. Đây là phát hiện quan trọng đối với ngành khảo cổ học Trung Quốc thời Tây Hán.

Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa - Ảnh 3.

Bộ đồ tùy táng bằng ngọc của Tĩnh vương Lưu Thắng (Trung Sơn vương).

Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa - Ảnh 4.

Lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN.

Ngoài các di tích văn hóa nổi tiếng thế giới là lư hương bằng đồng dát vàng thời Tây Hán thế kỷ thứ 2 TCN và bộ đồ tùy táng bằng ngọc, một số lượng lớn đồ dùng liên quan đến thực phẩm và nấu nướng đã được khai quật từ Lăng mộ này chẳng hạn như nồi, ấm, chảo, chén, đồ đựng gạo và các loại rượu, tàu thuyền...

Những đồ dùng này có hình dáng tinh xảo và có độ bền cũng như được chế tác khéo léo hàng đầu. Trong số đó, chiếc vạc đồng chân gấu tạo hình khéo léo được coi là phát hiện kỳ thú nhất thế giới, một chiếc nồi áp suất cách đây 2000 năm.

Chiếc vạc đồng có hình elip, chiều cao 18,1 cm, đường kính 17,2 cm, đường kính bụng 20 cm, hình dáng tổng thể rất giống với những chiếc nồi áp suất hiện đại.

Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét và trên nắp có 4 kiềng hình con thú nhỏ nổi hẳn lên sử dụng cơ chế cố định chặt phần nắp. Tổng thể ngoại hình rất tinh xảo và dễ thương.

Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa - Ảnh 5.

Ba chân của vạc đồng khắc hình những chú gấu đang ngồi xổm, cười toe toét.

Báu vật "kỳ tích" trong lăng mộ 2000 năm hé lộ bí mật động trời về trí tuệ không tưởng của người xưa - Ảnh 6.

Chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.

Hứa Thận từng viết trong "Thuyết văn giải tự" (cuốn tự điển chữ Hán đầu thế kỷ thứ 2 thời Hán) rằng: "Vạc đồng, ba chân và hai tai, kho tàng ngũ vị". Ý của câu này là hình dáng của chiếc vạc đồng có ba chân và hai tai, chức năng sơ khai nhất của nó là dùng để nấu thức ăn và đựng thịt cùng gia vị.

Vai trò của nó tương đương với nồi áp suất hiện tại. Bởi vậy, chiếc vạc đồng chân gấu này là hiện thân cho trí tuệ không tưởng của người xưa.

Trong thời đại mà công nghệ sản xuất còn lạc hậu, thật bất ngờ khi có thể sử dụng cơ cấu khóa chốt với 2 tai kiềng đồng gá cài 2 bên phía trên và gioăng cao su giúp đóng nắp kín tương tự như một chiếc nồi áp suất hiện đại, lại thêm hình dáng tinh tế, xinh xắn.

Theo danviet.vn
Chất thải y tế được phân loại chi tiết theo màu túi nylon trong ngành y tế (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)​

Chung tay hướng tới “Cuộc sống xanh” 

GD&TĐ - Năm 2021, chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) sẽ chứng kiến ​​sự khởi động của Thập kỷ Liên hợp quốc về Phục hồi Hệ sinh thái vào ngày Môi trường Thế giới.
Dòng sông Lưu Sa Hà trong Tây Du Ký có gì đặc biệt?

Dòng sông Lưu Sa Hà trong Tây Du Ký có gì đặc biệt?

Trong tiểu thuyết “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân, Lưu Sa Hà là sông lớn bao la, hùng dũng, rộng tám trăm dặm, sâu ba ngàn thước, là nơi lông ngỗng không nổi trên mặt nước, lau sậy phải chìm xuống đáy sông.
Bãi biển An Bàng (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) bị sạt lở nghiêm trọng.

Bãi biển An Bàng tan hoang sau bão Vamco

GD&TĐ - Do ảnh hưởng của bão số 13 (bão Vamco) vừa qua, tại bãi biển An Bàng (phường Cẩm An, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam), sóng biển dâng cao ăn sâu vào bờ biển, khiến nơi đây bị sạt lở nghiêm trọng.
Biến đổi khí hậu là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng hoa đào nở sai vụ. Ảnh minh họa

Vì sao hoa đào nở giữa mùa thu?

GD&TĐ - Mới cuối thu, những cây hoa đào đã trổ bông rực rỡ. Đây có phải là biểu hiện của biến đổi khí hậu nghiêm trọng hay còn do nguyên nhân nào khác?
Khi nào bỏ hộ khẩu giấy?

Khi nào bỏ hộ khẩu giấy?

GD&TĐ - Bộ Công an thì đề nghị "bỏ ngay" hộ khẩu giấy, hạn chót là năm 2021, trong khi Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thì muốn kéo dài đến năm 2025.

Ngời sáng tinh thần tình nguyện

GD&TĐ - Dịch bệnh Covid-19 trở lại, Đà Nẵng trở thành điểm nóng với nhiều ca lây nhiễm phức tạp. Các bác sĩ, nhân viên y tế nơi tuyến đầu ngày đêm gồng mình chống dịch.

Hủy là đúng!

GD&TĐ - Theo kế hoạch của Sở Văn hóa - Thể thao Khánh Hòa, Chương trình nghệ thuật văn hóa dân gian Khánh Hòa sẽ diễn ra tại Quảng trường 2-4, TP Nha Trang vào đêm 1/8 tới.

Cãi vã vì… “hở”

GD&TĐ - Hình ảnh Ngân 98 (tên thật Võ Thị Ngọc Ngân, sinh năm 1998) ăn mặc hở hang xuất hiện trên đường phố ở Hà Nội, sau đó, biểu diễn trong một quán bar ở phố Phó Đức Chính (P. Trúc Bạch) bị cộng đồng mạng chỉ trích dữ dội.

Ký cho bằng được?

GD&TĐ - Một bản tin khá đặc biệt được báo chí đăng tải: Chiều 28/7, tại Hà Nội đã diễn ra lễ ký kết hợp tác sản xuất chương trình truyền hình thực tế "Jessica Minh Anh: Trở về Việt Nam" nhằm khôi phục du lịch sau dịch Covid-19.

Kỳ vọng và hệ lụy

GD&TĐ - Điểm thi tuyển vào lớp 10, trường chuyên – chất lượng cao của từng địa phương lần lượt được công bố, bên cạnh thí sinh nhận niềm vui có không ít người nặng nỗi buồn.

Cưới lúc này nên không?

GD&TĐ - "Nên" với những nơi khác, còn "không nên" với các tỉnh, thành phố nơi Covid-19 bùng phát trở lại. Quảng Ngãi là địa phương đang rơi vào hoàn cảnh đó.

Tiết kiệm vài hào!

GD&TĐ - Quê tôi ngày trước có người lên phố làm nghề đạp xích lô. Tính thật thà của người nhà quê với câu nói quen thuộc "cơm niêu nước lọ" khiến họ nghĩ rằng, vào hàng cơm niêu ăn sẽ rẻ, bớt được vài hào cho vợ con.