Bảo tàng chứng tích chiến tranh của thầy giáo 8x

Bắt đầu sưu tầm từ năm 14 tuổi, hiện tại “gia tài kỷ vật chiến tranh” của thầy giáo 8x Nguyễn Văn Điệp có khoảng hơn 700 hiện vật lớn nhỏ.

Bảo tàng chứng tích chiến tranh của thầy giáo 8x
Bảo tàng kỷ vật chiến tranh của thầy giáo 8x Nguyễn Văn Điệp.

Bảo tàng kỷ vật chiến tranh của thầy giáo 8x Nguyễn Văn Điệp.

Sinh năm 1985 tại xã Hoàng Đông (Duy Tiên, Hà Nam), anh Điệp đã có hơn 10 năm sưu tầm kỷ vật của thời kỳ kháng chiến. Trong căn nhà nhỏ của anh, những kỷ vật được gìn giữ cẩn thận, ghi dấu một thời bom đạn, khói lửa hào hùng của dân tộc.

Chiến tranh trong mắt người trẻ

Gặp anh Điệp tại bảo tàng tư gia khi anh vừa đi lấy khẩu đại liên thời chống Mỹ của một bác cựu chiến binh tặng. Anh bảo: “Hôm nay vui lắm, được tặng khẩu súng này và có cả vài bác cựu chiến binh nữa hứa tặng di vật của đồng đội nữa mà chưa có thời gian đi lấy”.

Căn nhà nhỏ hơn hai chục m2 của anh chật kín những kỷ vật của thời chiến: Balô, đạn pháo, dao găm, lưỡi lê… “Đúng ra phải làm thêm mấy tủ nữa bày nhưng nhà chật quá nên phải đóng hòm cất đi. Nếu mà bày hết ra chắc không có chỗ ăn cơm mất”, anh Điệp cười.
Hơn 10 năm sưu tầm, hiện tại, tư gia của anh Điệp có khoảng 700 kỷ vật chiến tranh.
Hơn 10 năm sưu tầm, hiện tại, tư gia của anh Điệp có khoảng 700 kỷ vật chiến tranh.
Niềm đam mê, sưu tầm kỷ vật thời chiến tranh của anh Điệp đã có từ những năm học cấp 2. Ngày đó, mỗi khi được đi đâu anh lại tìm lân la hỏi chuyện những bác, những chú cựu chiến binh để tìm kiếm và xin lại những những kỷ vật. Nhiều khi không xin được, hoặc không có tiền mua thì anh đành nhìn ngắm mà tiếc nuối.

“Không trải qua chiến tranh và cũng không đi bộ đội, nhưng với tôi, những kỷ vật của thời kỳ đó như là một dấu tích, bằng chứng để mình có thể hiểu và cảm nhận một phần nào đó vê chiến tranh, về những mất mát, hy sinh mà dân tộc đã trải qua" - Anh Điệp chia sẻ.

Theo anh Điệp, những thứ kỷ vật chiến tranh với nhiều người, nếu tính về tiền thì cũng chẳng có mấy giá trị, mang bán có khi chỉ được mấy chục nghìn “đồng nát”, nhưng với những ai tìm hiểu, ham thích sưu tầm thì sẽ thấy rất quí. Nó không có giá trị về tiền nhưng có giá trị về lịch sử.
Khẩu đại liên thời chống Mỹ được bác Thượng tặng.
Khẩu đại liên thời chống Mỹ được bác Thượng tặng.
Để có được những kỷ vật vô giá của thời chiến, anh Điệp không chỉ phải bỏ tiền mà phải bày tỏ cả tấm chân tình. Bởi, nhiều kỷ vật đối với cựu chiến binh còn quý hơn cả tính mạng bởi nó nhuộm khói, lửa và cả máu của đồng đội trên chiến trường và không ai muốn bán đi cả.
Anh kể, trước có 2 bác cựu chiến binh ở huyện Lý Nhân có một sô kỷ vật, di vật nhưng anh đi lại nhiều lần mà không được. Sau hôm đài phát thanh huyện Duy Tiên nói về việc sưu tập của anh thì trưa nắng 2 bác đã đạp xe đạp lên tận nơi và tặng lại cho anh.
Những quả đạn cối của pháo cao xạ 105mm, 82mm, 37mm.
Những quả đạn cối của pháo cao xạ 105mm, 82mm, 37mm.

Trong bảo tàng của anh Điệp còn có khoảng 30 bộ dây súng, đó là những di vật còn lại của những người lính của một tiểu đoàn đã hy sinh. 

Những người đồng đội chỉ kịp mang được dây súng trở về. Phải mất rất nhiều công sức anh mới có thể xin được những kỷ vật vô giá ấy, bởi mỗi dây súng là một người lính đã hy sinh.

Sưu tầm kỷ vật để “cho mượn”

“Mình hay cho các trường tiểu học quanh đây mượn đổ để về giảng dạy. Những bài học nào có liên quan đến hiện vật thời chiến mà mình có thì các thầy cô khác đều đến mượn. Ví dụ như dạy về ba lô của chú bộ đội thì mình cho mượn ba lô, có khi tự mình chở đến xong lại đến lấy” - Anh Điệp cho biết.

Theo anh Điệp, những kỷ vật chiến tranh nếu như không được trưng bày, không cho tham quan mà chỉ cất tủ thì nhiều người trẻ sẽ không thể biết được một cách trực quan nhất về thời oanh liệt của cha ông. Những kỷ vật đó là nhân chứng để giáo dục lòng yêu nước cho thế hệ trẻ một cách trực quan nhất.
Chiếc mũ được anh Điệp mua ở Quảng Trị với giá 2 triệu đồng.
Chiếc mũ được anh Điệp mua ở Quảng Trị với giá 2 triệu đồng.
Là giáo viên giáo dục thể chất của trường tiểu học Hoàng Đông và kinh tế cũng không khá giả gì nhưng hễ nghe thấy ai có kỷ vật gì là anh đều lặn lội tìm mua bằng được. “Lương đi dạy về chẳng đưa cho vợ được bao nhiêu, toàn dành mua đồ hết” - Anh cười.

Ngoài những kỷ vật thời kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, ngôi nhà nhỏ của anh còn có nhiều hiện vật từ thời phong kiến có niên đại hàng trăm năm trước. 

Có cả những chiếc bi-đông xe đạp, bát săt, ba lô, đèn măng-xông của thời chống Trung Quốc năm 1979, hay những giấy tờ, tem, phiếu thời bao cấp…

Anh Điệp bảo muốn mở một quán cà phê lính để trưng bày những kỷ vật này lắm nhưng chưa có điều kiện, bởi anh không đành lòng nhìn những di vật vô giá của một thời hào hùng chỉ có thể… nằm trong tủ.

Theo motthegioi.vn

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Lễ kết nạp đảng viên đối với anh Nguyễn Cảnh Cường (bìa trái) - Giám đốc thú y cụm trang trại 2 kiêm chuyên gia thú y của Dự án chăn nuôi bò sữa TH ở Nga.

Phía sau những ly sữa tươi sạch

GD&TĐ - Một trong những yếu tố căn bản phía sau làm nên thương hiệu sữa tươi TH chính là kinh nghiệm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ Công ty.
AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

AFC khen cổ động viên U23 Indonesia

GD&TĐ - Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) hết lời khen ngợi Indonesia sau khi gây địa chấn hạ Hàn Quốc để vào bán kết U23 châu Á 2024.