Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay, tình trạng bạo lực trẻ em vẫn chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Theo báo cáo của các địa phương, trong 2 năm 2008, 2009 cả nước đã xảy ra 5.956 vụ. Còn theo báo cáo của Bộ Công an, hàng năm có khoảng trên 100 vụ giết trẻ em, 800 vụ xâm hại tình dục với khoảng 900 nạn nhân, 50 vụ bắt cóc, buôn bán trẻ em được phát hiện và xử lý hình sự.
Nhiều trẻ em bị chính cha mẹ, người thân, những người phải có trách nhiệm bảo vệ các em lại có hành vi bạo lực trẻ em. Điểm hình như vụ em Nguyễn Thị Bình bị vợ chồng chủ quán phở Chu Văn Đức và Trịnh Hạnh Phương ở quận Thanh Xuân, Hà Nội ngược đãi, đánh đập trong thời gian dài; vụ Quản Thị Kim Oanh đánh đập trẻ em tại nhóm trẻ gia đình ở Đồng Nai; cháu Hồng Anh ở quận Hoàng Mai, Hà Nội bị người “cha hờ” đánh đập, hành hạ dã man; trường hợp cháu Nguyễn Hào Anh, 14 tuổi ở Cà Mau bị vợ chồng chủ trại tôm Minh Đức hành hạ suốt thời gian dài với các hình thức dã man như dùng kìm bấm vào môi, bẻ răng, dùng bàn là nóng dí lên da thịt; vụ bắt cóc tống tiền không thành dẫn đến sát hại 2 trẻ em ở Đăk Lăk…
Bắt trẻ lao động sớm cũng là một kiểu xâm hại (ảnh minh họa). |
Tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục cũng rất đáng báo động khi tăng từ 200 trường hợp năm 2005 lên 1.427 em vào năm 2008. Năm 2009, con số này là 833 em và ước tính năm 2010, có khoảng 900 em là nạn nhân. Như vậy, từ năm 2008 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 1.000 trẻ em Việt Nam bị xâm hại tình dục.
Tuy nhiên, theo ông Theo ông Nguyễn Hải Hữu, Cục trưởng cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đây chỉ là số trẻ em bị xâm hại tình dục đuợc trình báo. Con số trên thực tế còn cao hơn do công tác quản lý, nắm tình hình chưa chặt chẽ, nhiệu vụ xâm hại tìnhd ục trẻ em bị che giấu do tâm lý mặc cảm của gia đình nạn nhân, sợ ảnh hưỏng tới tương lai của trẻ hoặc không tố giác do có sự thỏa thuận bồi thường giữa hai bên.
Không chỉ bị xâm hại tình dục, trẻ em còn là nạn nhân của các vụ bắt cóc, buôn bán người. Tình trạng trẻ em bị buôn bán bắt cóc vì mục đích thương mại có xu hướng ngày càng tăng.
Năm 2008 con số này là 208 em, năm 2009 đã tăng lên 628 em. Tình trạng này chủ yếu diễn ra ở khu vực biên giới, trẻ em bị bắt cóc sang Trung Quốc hoặc sang Campuchia. Đặc biệt là tình trạng buôn bán trẻ em sơ sinh, trẻ em trong bào thai xảy ra ở nhiều nơi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Nam, Sóc Trăng…
Tình trạng bạo lực ở ngoài trường học của học sinh vẫn tiếp tục xảy ra, là nỗi bức xúc của toàn xã hội và chưa làm an lòng các bậc phụ huynh. Hiện tượng bạo lực của học sinh không phải là hiện tượng mới, song thời gian gần đây hiện tượng này xảy ra ở một số trường đã lộ tính nguy hiểm, nghiêm trọng như: học sinh đánh nhau gây thương tích, thậm chí tử vong. Đối tượng đánh nhau có cả nữ sinh.
Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ đầu năm 2009 – 2010 đến nay, trên toàn quốc đã xảy ra 1.598 vụ học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Các nhà trường đã xử ký kỷ luật khiểm trách 881 học sinh, cảnh cáo 1.558 học sinh, buộc thôi học có thời hạn (3 ngày, 1 tuần, 1 năm học) 735 học sinh. Theo tổng kết, cứ 5.260 học sinh thì xảy ra một vụ đánh nhau; cứ 9 trường thì có 1 vụ học sinh đánh nhau; cứ 10.000 học sinh thì có 1 học sinh bị kỷ luật khiểm trách; cứ 5.555 học sinh thì có 1 học sinh bị cảnh cáo vì đánh nhau; cứ 11.111 học sinh thì có 1 học sinh bị buộc thôi học…
Quang Anh