Bạo lực học đường - tác động từ mặt trái của xã hội

GD&TĐ - Nguyên nhân bạo lực học đường một phần do giáo dục của nhà trường còn nặng về kiến thức văn hóa, lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Mặt khác, việc xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường còn do tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.

Gia đình và nhà trường phải luôn là “pháo đài” giúp trẻ tránh xa mặt trái của xã hội (ảnh mang tính minh họa)
Gia đình và nhà trường phải luôn là “pháo đài” giúp trẻ tránh xa mặt trái của xã hội (ảnh mang tính minh họa)

Tâm lí “khoán trắng” cho nhà trường

Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường vẫn diễn biến phức tạp ở một số địa phương, cơ sở giáo dục; cá biệt có một số vụ việc bạo lực học đường nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.

Theo ông Bùi Văn Linh - Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT), việc xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật, bạo lực học đường xuất phát từ tác động của mặt trái của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập.

Trong xã hội xuất hiện những tư tưởng, lối sống thiếu lành mạnh, lệch chuẩn, lười lao động, thích hưởng thụ, sính ngoại... đã ảnh hưởng, tác động không nhỏ đến học sinh, làm cho các em có nhận thức, định hướng sai lệch về cách sống, đạo đức.

Sự bùng nổ công nghệ thông tin, MXH phát triển nhanh mang đến nhiều lợi ích nhưng cũng đi kèm với những mặt trái như sống ảo, tội phạm công nghệ cao, mối quan hệ lỏng lẻo giữa các cá nhân. MXH hiện nay tồn tại rất nhiều nội dung xấu độc, xuyên tạc, bịa đặt, tin giả.

Sự thay đổi nhanh chóng về tâm sinh lý của các em học sinh dẫn đến dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh. Các em hiếu động và luôn muốn khẳng định mình; một số em chưa được trang bị đầy đủ kỹ năng sống cơ bản để thích nghi với đời sống đã dẫn đến hành vi bột phát, thiếu kiểm soát, thiếu chuẩn mực, ý thức chưa tốt; các em chưa lường hết được những ảnh hưởng xấu, hậu quả của những hành vi mình gây ra cho người khác, bản thân và xã hội.

Thêm vào đó, giáo dục trong một số gia đình chưa thực sự lành mạnh, phần lớn các em liên quan đến các vụ bạo lực học đường thường bị ảnh hưởng bởi yếu tố gia đình. Phương pháp giáo dục con không đúng, quá nuông chiều hoặc ngược đãi đã tác động tiêu cực đến quá trình hình thành nhân cách của học sinh, làm cho các em có những suy nghĩ, hành vi tiêu cực, lệch chuẩn dễ vi phạm pháp luật.

Tình trạng bạo hành gia đình cũng vẫn còn diễn ra. Nhiều bậc cha mẹ còn “khoán trắng” việc quản lý, giáo dục con em cho nhà trường, thiếu sự phối hợp với nhà trường trong việc quan tâm, theo dõi, chăm sóc và giáo dục học sinh.

Tình trạng “trên nóng dưới lạnh”

Đại diện Bộ GD&ĐT cũng chỉ ra rằng, để tình trạng bạo lực học đường bùng phát như thời gian vừa qua là do một số địa phương chưa thường xuyên chỉ đạo thực hiện các quy định về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường. Công tác chỉ đạo triển khai còn chậm, chưa theo kịp với nhu cầu thực tế.

Nhiều địa phương, nhà trường chú trọng nhiều hơn đến chất lượng dạy và học văn hóa, chưa thật sự quan tâm đến công tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường dẫn đến công tác tham mưu chưa hiệu quả, thực hiện chưa tốt.

Công tác tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật cho học sinh; hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, trải nghiệm sáng tạo, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội chưa hiệu quả để tạo ra môi trường an toàn, phòng, chống bạo lực học đường.

Việc thực hiện dân chủ cơ sở trong một số trường học còn hạn chế, người đứng đầu chưa phát huy dân chủ, năng lực một số cán bộ quản lý hạn chế; một số nhà giáo còn thiếu mẫu mực trong ứng xử, hạn chế về kỹ năng nghiệp vụ sư phạm, lúng túng trong xử lý tình huống sư phạm. Công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kĩ năng, giá trị sống chưa thực sự được quan tâm và hiệu quả chưa cao.

Sự phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội chưa thường xuyên, chặt chẽ, đồng bộ trong việc quản lý, giáo dục học sinh. Nhất là đối với các học sinh có hoàn cảnh éo le, khó khăn, có vướng mắc mâu thuẫn chưa được hỗ trợ, xử lý kịp thời.

Một số nhà giáo và cán bộ quản lý chưa đáp ứng yêu cầu về phẩm chất, năng lực, cá biệt vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đôn đốc thực hiện ở cơ quan quản lý cấp trên đối với các hoạt động của các cơ sở giáo dục chưa thường xuyên, kịp thời.

Công tác phối hợp giữa các sở, ban, ngành tại các địa phương thiếu chặt chẽ, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”. Như ở Trung ương và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã khẩn trương chỉ đạo triển khai những vấn đề nóng, bức xúc của dư luận xã hội, tuy nhiên ở cơ sở vẫn còn tình trạng thờ ơ, bàng quan, không quan tâm triển khai thực hiện.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Cảnh giác với dòng rip

GD&TĐ - Dòng rip là luồng nước mạnh chảy vuông góc từ bờ ra biển. Hiểu nôm na, đó là một dòng nước chảy xiết nhưng bằng mắt thường rất khó phát hiện.
Học sinh Trường THPT Đức Hợp (Kim Động, Hưng Yên) tham gia trò chơi tại chương trình “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” năm 2024. Ảnh: TG

Cách làm mới hỗ trợ khởi nghiệp từ THPT

GD&TĐ - “Hành trình khởi nghiệp từ THPT” là cách làm mới mà nhiều địa phương đã và đang kết hợp với cơ sở GD đại học nhằm hỗ trợ học sinh THPT khởi nghiệp...
Thực phẩm chống đột quỵ giả được bày bán trong cửa hàng nằm bên trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.

Ai chịu trách nhiệm?

GD&TĐ - Công an TP Thanh Hóa vừa phát hiện bắt giữ nhiều sản phẩm là thuốc chống đột quỵ giả bày bán trong siêu thị Coopmart Thanh Hóa.
Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.
Xe tăng rùa với thiết bị gây nhiễu đặc biệt.

Clip UAV FPV chịu thua xe tăng rùa

GD&TĐ - Máy bay không người lái kamikaze góc nhìn thứ nhất (FPV) của Ukraine đã không hiệu quả khi tấn công những xe tăng rùa của Nga trên chiến trường.
Minh họa/INT

Khi nào Hamas buông súng?

GD&TĐ - Việc phát hiện hố chôn gần 240 thi thể trong bệnh viện Nasser ở thành phố Khan Younis, phía Nam Dải Gaza, thể hiện rõ nhất sự đẫm máu của cuộc xung đột.