Trong bầu không khí của một loạt quốc gia châu Âu đã ghi nhận các dấu vết chất phóng xạ i-131. Tác giả bài báo cho rằng, i-131 có thể lọt vào khí quyển do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân hoặc sau tai nạn trong sản xuất chất thuốc phóng xạ.
Báo Đức bác bỏ thuyết "bom hạt nhân Nga" của Anh.
Các phương tiện truyền thông Anh đã đưa ra giả thiết khác. The Sun, Independent và loạt tờ báo khác vội vã đổ lỗi Nga đã làm tăng mức độ bức xạ: "giới quân sự của Vladimir Putin đã tổ chức thử nghiệm vũ khí hạt nhân bí mật ở Bắc Cực."
Focus chỉ ra rằng, trong các thử nghiệm vũ khí hạt nhân không thể tránh sự phát sinh sóng địa chấn và phát thải các chất phóng xạ khác nhau vào khí quyển. Ngoài ra, nồng độ cực thấp của i-131 trong không khí không phù hợp với giả thiết "quả bom hạt nhân".
Theo Focus, thực tế có phóng xạ trong không khí không là điều bất thường. Hiện tượng có thể bắt gặp trong thời tiết xoáy nghịch không thay đổi, chẳng hạn như ở châu Âu năm 2011. Khi đó, nguồn phóng xạ được co là phát ra từ Viện Đồng vị ở Budapest.