Bằng chứng ghi những phút cuối cùng của chuyến bay MH17

 Ngày 14/11, kênh truyền hình Chanel 1 (Nga) đã công bố những bức ảnh và bằng chứng ghi lại phút cuối cùng của chuyến bay MH17. Bức ảnh cho thấy một chiến đấu cơ MiG-29 đang phóng tên lửa nhắm vào một máy bay hàng không dân dụng, được cho là chiếc MH17 của Malaysia.

Bức ảnh khá rõ nét, chụp được khoảnh khắc một chiếc MiG-29 phóng tên lửa vào chiếc máy bay chở khách (bên trái). Dấu vết đường đi của tên lửa vẫn còn rất rõ ràng trên bầu trời (bên phải).
Bức ảnh khá rõ nét, chụp được khoảnh khắc một chiếc MiG-29 phóng tên lửa vào chiếc máy bay chở khách (bên trái). Dấu vết đường đi của tên lửa vẫn còn rất rõ ràng trên bầu trời (bên phải).
Một nguồn tin giấu tên đã cung cấp những bức ảnh ảnh vệ tinh này cho kênh truyền hình Nga. Hiện chưa rõ những bức ảnh này được chụp từ vệ tinh của Anh hay của Mỹ. Bức ảnh được kênh truyền hình này xác định chụp từ quỹ đạo thấp, đúng vào những giờ phút cuối cùng ngày 17-7 của chuyến bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines làm toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Theo thông tin được đăng tải từ các kênh thông tấn của Nga, người cung cấp những hình ảnh này vốn là một nhân viên phân tích hình ảnh làm trong một đơn vị của tình báo phương Tây. Hiện thân phận của nhân vật này vẫn chưa được tiết lộ.
Ông Ivan Andrievski - Phó chủ tịch thứ nhất của Hiệp hội các kỹ sư Nga, cho biết: "Đây có thể là ảnh chụp từ vệ tinh do thám quỹ đạo thấp của một cơ quan tình báo phương Tây. Căn cứ vào các quy định về tọa độ chụp bức ảnh, nhiều khả năng bức ảnh được chụp từ vệ tinh của Mỹ hoặc Anh. Hiện vẫn chưa tìm thấy dấu hiệu bức ảnh là giả mạo."
Phía Nga cũng khẳng định khả năng MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa BUK là rất thấp. Tên lửa này khi bắn thường đi kèm theo một đám mây lửa và tiếng nổ khá lớn, âm vang có thể lan đi trong bán kính 10km. Sau khi bắn, tên lử này sẽ để lại một vệt khói đường bay trên bầu trời kéo dài đến 10 phút. Tuy nhiên, các cơ quan tình báo phương Tây và người dân trong khu vực không ghi nhận đượ bất kỳ dấu vết nào như miêu tả.
Trước đó, Mỹ và phương Tây khẳng định các lực lượng miền Đông đã dùng tên lửa BUK để bắn rơi chiếc máy bay của Malaysia. Họ cũng khẳng định chính Nga đã cung cấp cho các chính quyền tự xưng miền Đông loại tên lửa này. Tuy nhiên, phương Tây cuối cùng cũng phải rút lại các cáo buộc của mình vì không đưa ra được bằng chứng thuyết phục.
Hồi đầu tháng 10 vừa qua, sau khi thu giữ các mảnh vỡ còn lại của chuyến bay MH17, Ủy ban Điều tra của Hà Lan đã đưa ra kết luận rằng MH17 bị bắn hạ bởi một vật thể - nhiều khả năng là tên lửa - có khả năng phát nổ ngay bên ngoài vỏ máy bay, phóng ra một loạt các “vật thể nóng” đâm xuyên qua thân máy bay. Miêu tả này khớp nhiều hơn với các loại tên lửa không đối không.
Đầu tháng 11, các nhà điều tra thừa nhận không thể bỏ qua giả thuyết MH17 đã bị một tiêm kích MiG của không quân Ukraine bắn hạ bằng tên lửa hoặc súng máy.
Hồi tháng 7, ngay sau khi chiếc máy bay MH17 rơi trong vùng trời miền Đông Ukraine, Bộ Quốc phòng Nga cũng đã lập tức công bố một loạt các dữ kiện vệ tinh và đài kiểm soát không lưu chứng minh có máy bay chiến đấu của Ukraine đang hoạt động cùng thời điểm và vùng trời mà MH17 gặp nạn. Tuy nhiên chính quyền Kiev và Phương Tây vẫn một mực phủ nhận.
Theo plo

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ