Nhọc nhằn ước mơ xanh
Những ước mơ xanh vẫn không kém phần mãnh liệt, nhiều học trò vẫn bước theo ta dù muôn vàn trở ngại và thử thách. May mắn đi hết con đường nhưng nhiều thầy cô phải rẽ bước sang ngang, gửi lại ước mơ xanh dang dở.
Hạnh phúc và vinh quang lắm, hăm hở và nhọc nhằn nhiều lắm chờ dự định sáng trong và nhân văn thành hiện thực! Học trò làm đẹp lòng họ, khơi lòng ham mê và tiếp thêm lửa nhiệt tình; học trò cũng đốt ước mơ xanh nồng cháy trải bao giông tố thầy cô giành được!
Nghề dạy học cũng giống đường đời, giống đường đi trên mặt đất, bao giờ hết được những thử thách, cám dỗ và áp lực, bao giờ hết những viên sỏi to sạn nhỏ?
Chuyện nhà, chuyện trường, chuyện học sinh, chuyện nối chuyện bủa vây, giăng mắc. Sự quá tải, căng thẳng, đôi lúc, đeo bám thầy cô đến bục giảng và cả nội dung bài học.
Phương cách và mẹo hay nhằm giảm bớt căng thẳng thần kinh, giảm Streess trở nên bất lực trong những tình huống sư phạm bất ngờ, nghiêm trọng. Người diễn khéo hoặc bỏ ra ngoài, hoặc ngồi khóc, người vụng dùng quyền uy và ngôn ngữ...
Cây muốn lặng, gió chẳng ngừng. Học sinh, những viên đá giảng đường, dù cố ý hay vô tình, đã làm thầy cô không thể chống đỡ, không thể biện minh.
Kỹ sư tâm hồn luôn luôn tự điều chỉnh, tự kiểm soát cảm xúc và hành vi.
Một câu nói ảnh hưởng danh dự học sinh, một cách xưng hô để thêm thân mật, dân dã “mày tao”, một cái “bạt tai, vụt thước” phạt nóng rồi tha, một con điểm, một lời phê chưa tế nhị, và cả sự xao xuyến của con tim và mùi thơm quyến rũ của tiền… đã thành những dư chấn vùi lấp bao ước mơ xanh đẹp đẽ và thánh thiện.
Đâu đó, câu chuyện buồn thầy cô chịu kỷ luật, đình chỉ hay thôi việc, cách chức hay ra tòa làm dấy lên nhiều quan điểm trái chiều. Trường bạn, trường tôi có thầy cô nào còn hành xử lệch pha, lầm lỡ như thế?
Vậy bí quyết nào giữ được thành trong sạch và thành công!?; Ngoại trừ những sai trái, tính toán đổi trác, tham tiền chủ ý, thầy cô nào không muốn học trò tốt hơn, gần gũi hơn?
Xưa nay, luật pháp không chấp nhận con người đời thường, dân dã nơi học đường của thầy cô trong khi học trò lại thích suồng sã, gần gũi và thà chịu phạt nóng còn hơn ghi sổ hay báo cáo phụ huynh.
Mặt khác, sàn diễn của kỹ sư tâm hồn cần sáng đẹp và nghiêm khắc được lý tưởng hóa trong khi cuộc sống và học trò lại xô bồ và phức tạp, trong khi sân khấu giáo dục vẫn còn nhiều bề bộn. Cái nhìn công bằng và hài hòa lý tình giữa thầy – trò chỉ như giấc mơ cổ tích hiện đại?
Nỗi niềm biết tỏ cùng ai?
Thầy cô trượt ngã chưa sử dụng hiệu quả chiếc máy biến cảm xúc thượng đế đã tích hợp chế tạo trong não bộ mỗi người. Còn lâu mới có máy biến cảm xúc riêng dành cho mọi người! Thầy cô phải tự điều chỉnh hợp lý xúc cảm, điều chỉnh nhu cầu và hành vi để giữ mình và hoàn thiện mình.
Học đường, một góc cuộc đời, một sàn diễn nhỏ, diễn viên cần chuyên nghiệp, tài đức và sắc sảo kỹ năng hành xử. Diễn viên trên học đường trước hết là con người có quyền năng và mọi nhu cầu, sau đó là người mẫu mực và mô phạm.
Yêu cầu cao của nhân dân đặt lên vai thầy cô sứ mệnh lớn lao dạy người, dạy chữ. Có thể, nền giáo dục lâu nay đã lệch sang dạy chữ và thành tích bảng vàng làm lắng đọng những viên sỏi, những hạt sạn giáo dục.
Chấn hưng giáo dục nước nhà, phương thuốc và thang thuốc chữa trông đợi vào sự dũng cảm của thầy trò và toàn xã hội, đã được đem dùng!
Trong câu chuyện buồn kỷ luật thầy cô, ai đáng trách, ai đáng thương?