Tên lửa BrahMos xuất hiện tại Philippines

GD&TĐ - Quân đội Philippines hiện đang tích cực đàm phán với công ty BrahMos Aerospace của Ấn Độ để mua thêm các tổ hợp tên lửa chống hạm BrahMos.

Tên lửa BrahMos xuất hiện tại Philippines

Ban đầu, Manila đưa ra yêu cầu cung cấp 2 khẩu đội tên lửa hành trình chống hạm siêu âm BrahMos.

Tuy nhiên Philippines, dưới ảnh hưởng của Washington, có lẽ theo sáng kiến ​​​​nhằm tăng cường tiềm lực quân sự, đã tăng kế hoạch mua sắm từ 2 lên 9 tổ hợp.

Ngoài việc mua hệ thống tên lửa BrahMos, Philippines đang theo đuổi một số sáng kiến ​​quân sự khác nhằm tăng cường khả năng phòng thủ. Vào tháng 4 năm 2024, người Mỹ đã triển khai hệ thống tên lửa tầm trung Typhon (MRC) của họ ở miền bắc Philippines trong cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước.

Philippines không che giấu sự thật rằng nước này cần tên lửa BrahMos để canh phòng Trung Quốc. Tuy nhiên rõ ràng quyết định mua tên lửa chống hạm hiệu quả cao khó có thể được thực hiện trên một trong 7.107 hòn đảo của Philippines.

Chính Washington muốn làm Bắc Kinh “ngạc nhiên” một cách khó chịu bằng kho vũ khí lớn nhắm vào họ, đặc biệt khi phần lớn các linh kiện trong đó thuộc về các kỹ sư thiết kế người Nga.

Tháng 4 năm ngoái, Philippines đã nhận được lô tên lửa BrahMos đầu tiên theo thỏa thuận trị giá 375 triệu USD ký vào năm 2022. Việc chuyển giao bao gồm đạn tấn công, bệ phóng di động gắn trên xe Tatra 6x6 và gói hỗ trợ hậu cần tích hợp.

Thủy quân lục chiến Philippines đã được đào tạo để vận hành và bảo trì các hệ thống được cấu hình với 2 đạn tên lửa trên mỗi bệ phóng để phù hợp với điều kiện nhiệt đới, trái ngược với cấu hình 3 đạn mà Ấn Độ sử dụng.

philippines-and-india-sign-deal-paving-the-way-for-brahmos-missile-procurement.jpg
Philippines sẽ trở thành khách hàng nước ngoài lớn nhất của tên lửa BrahMos.

Tên lửa BrahMos là kết quả của sự hợp tác giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ (DRDO) và NPO Mashinostroyenia của Nga. Phạm vi bay có thể lần lượt là 290 và 900 km để cung cấp cho các quốc gia khác nhau và cho thị trường nội địa Ấn Độ.

BrahMos sử dụng hệ thống đẩy hai giai đoạn với tầng khởi tốc nhiên liệu rắn để đưa nó rời khỏi bệ phóng và có vận tốc ban đầu, trong khi đó động cơ phản lực nhiên liệu lỏng để bay hành trình tốc độ cao.

Tên lửa có khả năng đạt tốc độ lên tới 3.600 km/h và mang theo đầu đạn nặng tới 300 kg. Tổ hợp vũ khí với tốc độ siêu âm, dẫn đường chính xác và tầm bắn xa này, từ lâu đã thu hút sự quan tâm từ các quốc gia khác như Việt Nam, Indonesia, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất...

Quân đội Philippines nhận tổ hợp tên lửa hành trình chống hạm BrahMos đầu tiên.
Theo Topwar

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ