Robot phun thuốc bảo vệ thực vật tự động

GD&TĐ - Robot phun thuốc bảo vệ thực vật là dự án của nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam...

Robot phun thuốc bảo vệ thực vật của nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Robot phun thuốc bảo vệ thực vật của nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Robot nhận biết được sâu bệnh trên loại rau màu nhất định, từ đó có thể nhận biết được khu vực rau màu bị sâu bệnh trên hành trình phun thuốc thì robot có thể chủ động điều chỉnh tăng hoặc giảm thuốc.

Tự động phát hiện sâu bệnh

Robot phun thuốc bảo vệ thực vật là dự án của nhóm sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam, vừa đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Khởi nghiệp nông nghiệp Đổi mới sáng tạo”. Dự án do Nguyễn Thanh Nghị, sinh viên năm 4 Khoa Cơ - Điện cùng 6 sinh viên khác thực hiện.

Chia sẻ về ý tưởng hình thành dự án, Nguyễn Thanh Nghị - đại diện nhóm dự án chia sẻ, dự án xuất phát từ khát khao được chế tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam, áp dụng vào thực tiễn, nâng cao năng lực, chất lượng và giảm chi phí lao động.

Robot phun thuốc bảo vệ thực vật của nhóm gồm 5 bộ phận chính: Bộ điều khiển, bộ nguồn, hệ thống camera AI, hệ thống bơm, hệ thống chuyển động. Robot này sử dụng công nghệ bản đồ, la bàn số, định vị GPS giúp di chuyển tự động, linh hoạt không cần người điều khiển.

Bên cạnh đó, robot có thể xoay 360 độ tại chỗ để hoạt động trong nhà kính với diện tích quay đầu nhỏ. Với hệ thống phun thông minh, robot có thể điều chỉnh được lưu lượng, tốc độ và áp suất phun.

Ngoài ra, với một số loại cây tán mỏng, nhờ công nghệ xử lý ảnh AI thông minh, robot có thể phát hiện diện tích cây trồng nhiễm bệnh, từ đó chủ động điều chỉnh góc phun, tăng hoặc giảm lưu lượng phun.

Sản phẩm này sau đó đã được thử nghiệm tại Viện Công nghệ sinh học - Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Khi ứng dụng thực tế, robot có thể phun 100m/phút, phun cùng lúc 3 luống và bình chứa thuốc có thể phun liên tục hơn 1ha.

Với camera ở phiên bản đầu tiên có thể quan sát, giúp người điều khiển theo dõi được hành trình di chuyển, ở phiên bản hai sẽ tích hợp thêm công nghệ xử lý ảnh AI thông minh, giúp robot nhận biết được sâu bệnh trên loại rau màu nhất định từ đó có thể nhận biết được khu vực rau màu bị sâu bệnh trên hành trình phun thuốc thì robot có thể chủ động điều chỉnh tăng hoặc giảm lưu lượng phun giúp tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật.

Định vị GPS giúp người vận hành có thể định vị vị trí của robot, từ đó lập trình hành trình di chuyển của robot vận hành hoàn toàn tự động. Đồng thời, robot được trang bị hệ thống phun thông minh, có thể điều chỉnh được góc phun, áp suất phun, tốc độ phun và lưu lượng phun. Đặc biệt robot có thể điều khiển trực tiếp trên điện thoại thông minh hoặc tay điều khiển. Và bình chứa thuốc có thể giúp robot phun liên tục hơn 1ha.

Giá bán sản phẩm

Agricutural Robot là giải pháp về công nghệ cho nông nghiệp bền vững, giúp người nông dân vận hành cánh đồng một cách tự động hóa, tiết kiệm thời gian và nguồn lực khi vận hành robot.

Nhóm cho biết đang tiếp tục hoàn thiện và nâng cấp sản phẩm với công nghệ và kỹ thuật tiên tiến hơn, phù hợp từng điều kiện và mục tiêu sử dụng, đáp ứng đa dạng môi trường làm việc. Trong thời gian tới, cùng với sự khảo sát, đánh giá mức độ hoàn thiện sản phẩm từ chuyên gia, nhóm tiếp tục đưa robot thử nghiệm trên những cánh đồng lớn tại các hợp tác xã nông nghiệp.

Bên cạnh đó, nhóm đang lên kế hoạch hợp tác với các doanh nghiệp sản xuất máy nông nghiệp để đưa sản phẩm ra thị trường. Nhóm dự kiến giá thành mỗi sản phẩm khoảng 20 - 29 triệu đồng, tuỳ phiên bản và theo số lượng yêu cầu của khách hàng. Sản phẩm đã xuất sắc đoạt giải Nhất tại cuộc thi “Khởi nghiệp nông nghiệp Đổi mới sáng tạo”.

TS Nguyễn Công Tiệp - Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết, từ cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp Đổi mới sáng tạo, nhiều dự án khởi nghiệp của thanh niên, sinh viên đã được hiện thực hóa thành các doanh nghiệp, hợp tác xã… Hàng nghìn sinh viên được tập huấn, đào tạo kiến thức, kĩ năng khởi nghiệp.

Từ năm 2014 đến nay, các dự án của sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam tham gia chương trình khởi nghiệp quốc gia do VCCI, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ GD&ĐT tổ chức đã đạt nhiều thành tích vượt trội.

Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng hy vọng các em học sinh, sinh viên luôn giữ vững ngọn lửa đam mê, khát vọng khởi nghiệp, đưa dự án của mình thành những sản phẩm hữu ích phục vụ cộng đồng, phục vụ quê hương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Làm sạch và khử trùng các bề mặt “thường xuyên chạm vào” xung quanh nhà. (Ảnh: ITN)

Mẹo dễ dàng làm sạch nhà trước Tết

GD&TĐ - Nghỉ Tết, bạn sẽ dành phần lớn thời gian ở nhà, vì vậy không có gì quan trọng hơn việc bắt đầu làm sạch kỹ càng không gian sống của mình.

Lễ cúng rừng Nà Hẩu vừa được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Độc đáo 'Tết rừng' Nà Hẩu

GD&TĐ - Lễ cúng rừng của người Mông xã Nà Hẩu (huyện Văn Yên, Yên Bái) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Ảnh chụp từ trailer.

Thưởng thức kịch 'Dưới bóng giai nhân'

GD&TĐ - Nhà hát Kịch Idecaf tiếp tục công diễn vở “Dưới bóng giai nhân” (tác giả - đạo diễn: Quang Thảo) lúc 19 giờ 30 ngày 19/1 tại Nhà hát Bến Thành.

Làm trắng răng bằng cách chà mặt trong của vỏ chuối lên hàm răng mới đánh sạch trong khoảng 2 phút mỗi ngày. (Ảnh: ITN).

Bất ngờ công dụng của vỏ chuối

GD&TĐ - Vỏ chuối có rất nhiều công dụng mà có thể bạn chưa bao giờ nghĩ tới. Bài viết này chia sẻ với bạn những cách tận dụng vỏ chuối vô cùng thông minh.