Thầy, trò cùng "cày"
Thầy Nga tâm sự: "Trong vùng kiến thức bao la, học sinh chưa thể định hướng được đường đi nào ngắn nhất, hiệu quả nhất. Một bài toán cụ thể có thể trò giải nhanh hơn thầy nhưng người thầy phải bao quát được kiến thức.Để có kiến thức này, mình phải mày mò từ bộ giáo trình ĐH, giáo trình dạy chuyên, đề thi các kì học sinh giỏi quốc gia kể cả các loại đề Olympic quốc tế. Từ đó mới đủ sức hướng dẫn học trò của mình cách học, đọc, soạn các chuyên đề và cập nhật các đề thi cần tham khảo.Sau khi học trò thi vòng một quốc gia xong thì thầy Nga phải dạy chương trình cao lên. Kể cả việc đưa chương trình ĐH vào để luyện, làm nhiều đề thi thử mới đáp ứng được yêu cầu kiến thức rất khó của vòng 2. Từ kết quả vòng 2 mới chọn gương mặt đi thi quốc tế.Thầy Nga ví von: "Thế giới căng sào cao 1,8 m thì mình phải luyện cho trò nhảy được 2 m, dưới 2 m thì chưa thể hài lòng. Có lúc thầy giáo giống như thầy thuốc bắc, bốc và châm vị thuốc nào vào thời gian nào tạo cho trò có đầy đủ kiến thức, tâm lí thật vững vàng, không hề choáng ngợp trước đề thi thì mới "mang chuông đi đánh xứ người" được".Ngoài quá trình rèn giũa kĩ năng làm bài, truyền thụ kinh nghiệm "thi đấu" thì người thầy còn tìm cách truyền lửa đam mê để cho trò vừa say học vừa mến phục.Trong các học sinh đoạt các giải có bốn em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Biết chuyện, thầy Nga không chỉ chú trọng giảng dạy trên lớp mà còn đến nhà trọ mang theo sách vở, đồ ăn giúp đỡ.Khi có nhà riêng, đến mùa cao điểm, thầy bàn với vợ đưa học sinh đặc biệt khó khăn về nuôi trong nhà. Thời gian đó các trò cứ lo học còn vợ chồng thầy Nga lo nấu ăn cho trò....Nhờ tâm huyết, thương trò mà thầy đã làm được điều ít người làm được khi học trò Nguyễn Tất Nghĩa có bố là thương binh, mẹ đi nấu ăn thuê nhưng em đã dành 2 huy chương vàng Olympic Vật lý quốc tế hai năm liền 2007, 2008 và huy chương vàng châu Á 2008);Hoàn cảnh em Nguyễn Trọng Hưng cũng khó không kém khi cả bố mẹ đều là công nhân nông trường Sông Hiếu nhưng đoạt bằng khen châu Á 2010 và huy chương đồng châu Á 2011)....Những cuộc đấu trí khó quên10 năm đưa trò đi thi, kỷ niệm thầy Nga nhớ nhất là những cuộc đấu trí sòng phẳng giữa giáo viên trong đoàn Việt Nam với Hội đồng chấm thi quốc tế.Thầy kể: "Sau mỗi đợt bài thi gửi đến hội đồng chấm thi quốc tế thì chúng tôi ngồi lại chấm bài của học sinh trong nước. Chấm xong nếu thấy điểm của hội đồng quốc tế thấp hơn với điểm mình chấm thì có quyền tranh luận công khai, dân chủ.Tranh luận đến khi hai bên thỏa mãn, thống nhất mới đi đến quyết định cho điểm. Đây là thời điểm rất quan trọng của kì thi vì là cuộc đấu trí dựa vào những căn cứ kiến thức từ bài thi của các em".Nhiều khi cuộc đấu trí này đưa lại niềm vui không ngờ bởi học sinh Việt Nam được nâng hơn một điểm cũng đủ sức đổi màu từ HCB lên HCV.Trường hợp bài thi Vật lý Oympic quốc tế năm 2011 của Nguyễn Huy Hoàng, đoàn giáo viên Việt Nam chấm cao hơn Hội đồng thi quốc tế 1 điểm. Sau khi tranh luận và được công nhận, Hoàng đoạt HCV thay vì HCB.Tương tự, Nguyễn Ngọc Khánh dự giải thi Vật lý Olympic châu Á năm 2014, đoàn giáo viên Việt Nam "đấu" lên 2,5 điểm nên hội đồng chấm thi châu Á đã đổi từ bằng khen lên huy chương đồng cho Khánh.Mới đây, cũng tại cuộc thi Olympic Vật lý châu Á, trong bài thi của mình, Cao Ngọc Thái vẽ ảnh của thấu kính hấp dẫn bằng một vòng tròn và chú thích là từ "ảnh" bằng tiếng Việt thay vì phải chú thích bằng từ "picture" tiếng Anh.Hội đồng chấm thi quốc tế không hiểu từ Việt nên hạ 1 điểm. Nếu không phản biện thì Thái vẫn đoạt huy chương vàng vì đã thừa điểm nhưng sau khi được nâng 1 điểm, Thái vừa đoạt huy chương vàng vừa củng cố vị trí thứ 4 của thế giới sau 2 học sinh của Trung Quốc và 1 học sinh Singapore.Khép lại câu chuyện, thầy nói: "10 lần đưa học trò đi thi đấu quốc tế, trong phòng thi trò "căng óc chiến đấu" còn ngoài phòng thầy thấp thỏm, hồi hộp không kém. Sau mỗi cuộc đấu trí thành công mới thấy đầu óc nhẹ nhõm. Lúc trò nhận huy chương rồi cả thầy lẫn trò xúc động, vui mừng đến nỗi không cầm được nước mắt".
Từ 2007 đến nay, năm lần đoàn học sinh Nghệ An dẫn đầu danh sách đoàn Việt Nam đi thi Olympic châu Á và quốc tế.
Ba lần học sinh Nghệ An đứng tốp 10 quốc tế và châu Á.
Ngày 22/7, trong lễ đón đoàn học sinh Việt Nam từ Kazakhstan về sân bay Nội Bài, GS.TS Nguyễn Như Khôi - Giảng viên ĐH Sư phạm Hà Nội (trưởng đoàn) nói: "Trường chuyên phan Bội Châu ở Nghệ An và thầy Trần Văn Nga có rất nhiều đóng góp cho đội tuyển môn Vật lý quốc gia trong nhiều năm liên tục. Thành tích này rất đáng trân trọng".
Theo Vietnamnet