Ban hành Kế hoạch truyền thông giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2018-2020

GD&TĐ - Bộ LĐ-TB&XH vừa Ban hành Kế hoạch truyền thông về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) giai đoạn 2018-2020. Mục tiêu của kế hoạch nhằm: Nâng cao nhận thức người dân, xã hội, doanh nghiệp và cải thiện hình ảnh về GDNN; Tạo sự chuyển biến trong công tác phân luồng học sinh vào GDNN; Hỗ trợ công tác tuyển sinh - hướng nghiệp, lập nghiệp, khởi nghiệp. Thu hút sự quan tâm của người dân, xã hội, doanh nghiệp góp phần mở rộng quy mô, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả GDNN.

Truyền thông đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN
Truyền thông đóng vai trò quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về GDNN

Nội dung truyền thông xác định rõ nhiệm vụ chính trị của giáo dục nghề nghiệp trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đặc biệt là đối với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Công tác truyền thông giai đoạn 2018 -2020 tập trung truyền tải về nội dung: đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Lê Quân cho biết: Truyền thông để xã hội, các cơ sở GDNN, gia đình và người học biết quan điểm, định hướng đổi mới của GDNN, các mục tiêu dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, lộ trình và từng bước đi của quá trình đổi mới... Khi cả xã hội đánh giá đúng thực trạng điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống giáo dục nghề nghiệp, xác định rõ hướng đi và bước đi, khi đó sẽ có sự đồng thuận và chúng ta sẽ đổi mới thành công.

Ban hành kế hoạch truyền thông cho GDNN sẽ giúp các đơn vị , các trường chủ động hơn trong hoạt động truyền thông, nội dung tập trung hơn theo thực tế hoạt động, “nhịp sống” của xã hội; đồng thời cũng là để công tác truyền thông bài bản hơn, hiệu quả hơn. 

“Trong những năm tới, truyền thông có nhiệm vụ quan trọng là giúp thay đổi nhìn nhận của xã hội về học nghề, giúp.  Bộ LĐ-TB&XH mong rằng các nhà báo, phóng viên, các cơ quan thông tấn báo chí luôn đồng hành cùng các hoạt động của Bộ nói chung và GDNN nói riêng để kịp thời phản ánh, đưa thông tin và góp phần định hướng nhận thức của xã hội.”- Thứ trưởng Lê Quân nhấn mạnh.

Tin tiêu điểm

Hệ thống HIMARS của Ukraine sẽ được sử dụng để phóng ATACMS.

Canh bạc nguy hiểm với ATACMS

Thế giới
GD&TĐ - Theo chuyên gia quân sự kỳ cựu Nga, Andrey Koshkin, hệ thống phòng thủ nhiều tầng của Moscow luôn sẵn sàng đánh chặn mọi tên lửa, kể cả ATACMS tầm xa.

Đừng bỏ lỡ