Bản đồ Google Maps phiên bản Trung Quốc có gì “lạ“?

Dữ liệu Google Maps tại Trung Quốc có một số điểm không chính xác do một số tranh chấp về lãnh thổ với các nước khác.

Bản đồ Google Maps phiên bản Trung Quốc có gì “lạ“?

Nếu muốn xem bản đồ Trung Quốc trên mạng, tốt hơn bạn không nên dùng Google Maps vì thông tin trên này có xu hướng vô cùng không chính xác.

Một con sông hiện ra đầy bất ngờ, một biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc hoàn toàn khác biệt so với bản đồ thế giới, hay đơn giản là những con đường dường như không thuộc về nơi lẽ ra nó phải thuộc về.

Vì một số lý do nào đó mà một con đường và gần như toàn bộ một dòng sông gần biên giới Trung Quốc - Ấn Độ đã biến mất khỏi Google Maps phiên bản Trung Quốc (ảnh trên) so với phiên bản Mỹ (ảnh dưới).

Bạn có thể nghĩ lập bản đồ là chuyện “dễ như ăn kẹo” với gã khổng lồ Google, tuy nhiên, vấn đề không nằm ở bản thân công ty này. Lý do vì sao các bản đồ của Trung Quốc “lạ” như vậy là vì chính phủ Trung Quốc xem thông tin địa lý về nước mình là một vấn đề an ninh quốc gia vì vậy các hoạt động lập bản đồ và khảo sát riêng tư đều là bất hợp pháp tại lãnh thổ Trung Quốc.

Nếu bất kỳ ai muốn công bố dữ liệu địa lý liên quan đến vùng trời, đất, nước hay bất kỳ lãnh thổ nào mà chính phủ Trung Quốc cảm thấy nằm trong quyền hạn, họ trước tiên phải xin phép hoặc sẽ bị trừng phạt.

Thực tế, theo Ibtimes, trong 8 năm qua, Trung Quốc đã tìm ra ít nhất 40 vụ lập bản đồ, khảo sát bất hợp pháp và phạt tiền bất kỳ ai, từ những chuyên gia học thuật Hàn Quốc và Nhật Bản đến sinh viên địa lý Anh từ Cao đẳng Hoàng gia Luân Đôn và cả các tập đoàn như Coca Cola.

Nếu cầm chiếc máy ảnh kỹ thuật số hiện đại đến Trung Quốc và chụp ảnh, khi nhìn vào siêu dữ liệu (metadata) của ảnh, bạn gần như không thể tìm thấy thông tin địa điểm và cách duy nhất để các hãng bản đồ trực tuyến hoàn thiện bản đồ Trung Quốc là họ phải đồng ý lưu trữ dữ liệu trên máy chủ đặt tại nước này và đồng ý sử dụng hệ thống chuyên dụng có tên GCJ-02 của Cục Khảo sát và bản đồ Trung Quốc.

Dùng GCJ-02, một thuật toán mã hóa được thêm vào bản đồ nhằm tạo ra một hiệu số ngẫu nhiên cho cả kinh độ và vĩ độ của một tọa độ nhất định, nên nếu tìm một địa điểm cụ thể trên Google Maps, nó thường sai lệch từ 50 đến 500m so với thực tế.

Điều đó không đồng nghĩa bản đồ bên trong Trung Quốc không chính xác mà nó chỉ không đúng nếu tra cứu từ nước ngoài. Tương tự, bản đồ Yahoo Maps cũng vậy.

Điều đó không chỉ xảy ra với các khu đô thị và nông thôn. Nếu nhìn toàn thể lãnh thổ Trung Quốc, các đường biên giới giữa nước này và các nước khác cũng khác biệt so với cùng các đường biên giới trên các bản đồ khác, chẳng hạn OpenStreetMap.

Trung Quốc đang tranh chấp lãnh thổ với 8 nước khác về 14 vùng lãnh thổ vì vậy chính phủ cũng rất nhạy cảm về bất kỳ bản đồ nào không phản ánh đúng biên giới mà họ tin là của mình.

Thực tế, theo blog Metrocosm, nếu nhìn vào bản đồ Đông Nam Á phiên bản Trung Quốc, dường như Trung Quốc đang sở hữu phần lớn Biển Đông, bao gồm gần như toàn bộ vùng biển quanh Malaysia, Việt Nam và Phillipines.

Google đã gặp quá đủ rắc rối với Trung Quốc về công cụ tìm kiếm, vì vậy bản đồ rõ ràng không phải là lĩnh vực họ muốn đối đầu với chính phủ.

Tuy nhiên, theo sau vô số khiếu nại từ người Phillippines, Google đã nhượng bộ năm 2015. Trung Quốc gọi khu vực tranh chấp với Phillipines là đảo Hoàng Nham, còn người Phillipines gọi đây là bãi cạn Panatag.

Để tránh xung đột với tuyên bố của hai nước, Google đã thay đổi bản đồ để xóa tên tiếng Trung và thay bằng bãi cạn Scarborough theo quốc tế.

Theo ITC News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ông Trần Quí Thanh lãnh 8 năm tù.

Ông Trần Quí Thanh bị phạt 8 năm tù

GD&TĐ - Sáng 25/4, TAND TPHCM tuyên phạt 8 năm tù đối với bị cáo Trần Quí Thanh (Chủ tịch Tân Hiệp Phát) về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".
Minh họa/INT

Khơi nước gần dập lửa xa

GD&TĐ - Iran đã bước vào giai đoạn xung khắc mang bản chất mới với Mỹ và Israel nên càng cần yên bình ở phía biên giới chung với Pakistan.