Tiêu chảy mô tả phân lỏng xảy ra thường xuyên hơn hơn bình thường. Tiêu chảy là một cái gì đó trải nghiệm của tất cả mọi người. Tiêu chảy thường có nghĩa là đi thường xuyên hơn vào nhà vệ sinh và một khối lượng phân lớn hơn.
Trong hầu hết trường hợp, dấu hiệu và triệu chứng tiêu chảy thông thường một vài ngày. Nhưng đôi khi tiêu chảy có thể hàng tuần. Trong những tình huống này, tiêu chảy có thể là một dấu hiệu của một rối loạn nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh viêm ruột, hoặc tình trạng một ít nghiêm trọng, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích. Một số bài thuốc đông ý dưới đây có thể giúp bạn chữa bệnh tiêu chảy.
Búp ổi
Bạn có thể chữa bệnh tiêu chảy bằng búp ổi. |
Lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hay lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g. Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn.
Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường đặc biệt là tiêu chảy do lạnh.
Ngải cứu
Ngoài búp trái ổi non, ngải cứu cũng là một nguyên liệu dễ tìm có thể trị các bệnh tiêu chảy do ngộ độc thực phẩm kèm nôn mửa; kháng nhiễm khuẩn lỵ sonner; khuẩn thổ tả, nấm tụ cầu vàng gây bệnh.
Dùng từ 6-12gr lá tươi, 20gr cành, hoa ngải cứu đã phơi khô, tán nhuyễn sắc chung với 10gr lá trường bì, 15gr gừng già, 30gr nhục đậu khấu. Sắc trong 750ml nước còn 250ml, chia 3 phần uống trong ngày. Liên tục 2-3 ngày sẽ dứt bệnh. Lưu ý: người huyết nhiệt, âm hư không nên dùng.
Lá nhót
Dùng 20 – 30g lá nhót tươi hoặc 6 – 12g lá nhót khô, thái nhỏ, sao vàng, sắc với 400ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày. Có thể dùng dưới dạng thuốc bột. Dùng riêng hoặc phối hợp với vỏ cây chân danh với liều lượng bằng nhau.
Rau sam
Trị tiêu chảy: Khi đã có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy nhiều, dùng 100g rau sam tươi, 50g cỏ sữa tươi sắc uống thay nước trong ngày. Nếu đi ngoài ra máu có thể bổ sung thêm 20g nhọ nồi, 20g rau má vào sắc uống cùng.
Bệnh tiêu chảy không nên ăn gì?
Tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc đồ ăn nhanh, ví dụ như bánh mì trắng, bánh rán, xúc xích…
Ngoại trừ sữa chua, bạn nên hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.
Những loại trái cây hoặc rau quả có thể sinh khí nên loại bỏ khỏi thực đơn. Điển hình là cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.
Không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga.