Bài học đổi mới chương trình, SGK trong thời đại toàn cầu hóa

GD&TĐ - GS.TS Mike Horsley - Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu quốc tế về SGK và phương tiện giáo dục, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Giáo dục dạy - học, ĐH Central Queenland (Astralia) từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước đã rút ra những bài học cần xem xét về việc đổi mới chương trình và SGK trong thời đại số và toàn cầu hóa.

Bài học đổi mới chương trình, SGK trong thời đại toàn cầu hóa

Cần có nghiên cứu sâu hơn về sử dụng SGK của giáo viên

Bài học đầu tiên GS.TS Mike Horsley rút ra là cần thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu hơn về việc sử dụng SGK không lớp của giáo viên trước khi phát triển SGK mới tích hợp thay đổi chương trình học.

Nghiên cứu về việc giáo viên điều chỉnh SGK cũng có thể cung cấp thông tin hữu ích cho việc tiếp tục phát triển SGK tốt hơn.

"Cũng nhớ rằng, mặc dù đặc điểm của SGK là có thể hạn chế hoặc thúc đẩy quá trình học trong lớp, nhưng chính việc sử dụng SGK của giáo viên và cách điều chỉnh việc sử dụng của học sinh tạo ra cách học mà học sinh được trải nghiệm.

Việc đào tạo và phát triển nghề nghiệp cho giáo viên về sử dụng tài liệu mới cũng sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng" - GS.TS Mike Horsley nêu quan điểm.

Lưu ý đến tính "bảo thủ" của giáo viên

GS.TS Mike Horsley
 
GS.TS Mike Horsley cho rằng, về bản chất, việc giảng dạy của giáo viên chưa đựng yếu tố bảo thủ. Trong thực tế, phương pháp giảng dạy tương đối khó thay đổi. Việc thay đổi phương pháp giảng dạy cũng như sử dụng SGK thường đòi hỏi sự trợ giúp về mặt chuyên môn và các nguồn lực mới, sự hỗ trợ và đầu tư.

Một số khía cạnh trong phương pháp giảng dạy chuyên môn của giáo viên khiên họ có phần bảo thủ hơn và phản đối việc thay đổi giáo trình, SGK cũng như tài liệu dạy học.

Một vấn đề đáng quan tâm khác là khả năng thay đổi và đổi mới ở mỗi giáo viên khác nhau, Điều này dẫn đến sự khác biệt lớn giữa phương pháp giảng dạy thực tế và tiến bộ của giáo viên trong quá trình đổi mới.

Từ điều này, theo GS.TS Mike Horsley, SGK và nguồn tư liệu cho chương trình mới phải đa diện và được hướng dẫn cho tất cả giaosv iên.

SGK mới cũng cần xem xét khả năng của giáo viên bình thường và những người có tư tưởng đổi mới. "Có lẽ, việc làm đó sẽ dẫn tới những cuốn SGK cốt lõi được hỗ trợ bởi nguồn tư liệu số" - GS Mike Horsley đưa nhận định.

Mặt khác, GS.TS Mike Horsley cũng cho rằng cần phải có cách nào đó khuyến khích những giáo viên có tư tưởng đổi mới hỗ trợ việc viết SGK, tài liệu số hóa và các loại câu hỏi, cho phép họ tiến nhanh hơn trong việc thực hiện chương trình mới.

Tốc độ thay đổi SGK và nguồn tư liệu số ở những giáo viên khác nhau cần được xem xét trong quá trình phát triển nguồn tài liệu mới để hỗ trợ chương trình học.

Phát triển các nguồn tư liệu khác nhau

Phân tích thực trạng, những ưu nhược điểm của việc sử dụng tài liệu số hóa tại một số nước trên thế giới, GS.TS Mike Horsley cho rằng, việc sử dụng tài liệu này có tác dụng tạo động lực cho người trẻ quan tâm hơn tới học tập.

Tài liệu dạy học số hóa trong lớp học ngày càng được xem là nguồn tạo cơ hội cho học sinh hiểu biết hơn thông qua cung cấp nhiều nguồn kiến thức; các nguồn đa phương tiện và các kết nối với cộng đồng học tập và thực hành. Các nguồn này giúp học sinh phát triển cách hiểu riêng...

Bài học mà GS.TS Mike Horsley đưa ra liên quan đến nội dung này là: Tốt nhất là tiếp cận đầu tư nguồn tư liệu in và số hóa trong một dự án bổ sung. 

Cách này có thể phát tr iển các loại nguồn tư liệu khác nhau, hỗ trợ cho nhau và cho giáo viên với năng lực khác nhau để cải tiến và thay đổi hoạt động học.

Lồng ghép đào tạo giáo viên vào quá trình thay đổi chương trình

Khẳng định vai trò quan trọng của công tác đào tạo giáo viên, GS.TS Mike Horsley nhấn mạnh: Đào tạo giáo viên cần được lồng ghép và tích hợp vào quá trình thay đổi chương trình.

Các trường đào tạo giáo viên có thể giới thiệu giáo sinh thực tập vào các chương trình xây dựng SGK và tài liệu số mới. Thông qua phát triển nghề nghiệp và hỗ trợ đào tạo sư phạm, giáo viên có thể nhận biết chương trình mới và SGK phù hợp trong thực tế.

"Theo kinh nghiệm của tôi, những đổi mới về chương trình thất bại vì ít được theo dõi sau đào tạo giáo viên và đào tạo phát triển nghề nghiệp. Tiếp tục trợ giúp giáo viên thực hiện chương trình và SGK mới phải là một đặc trưng của các cơ sở đào tạo giáo viên.

Đào tạo giáo viên là cốt lõi của quy trình lâu dài thực hiện chương trình và sử dụng ngày càng hiệu quả SGK" - GS.TS Mike Horsley cho hay.

Thay đổi trong hoạt động xuất bản

Liên quan đến nội dung này, GS.TS Mike Horsley đưa quan điểm: Một số thị trường mạnh cần được xây dựng thành bộ phận cung cấp SGK để hỗ trợ thay đổi chương trình học, nhằm dịch chuyển sang phương pháp tiếp cận lấy người học làm trung tâm.

Nhiều nhà xuất bản nhỏ cạnh tranh lẫn nhau có lẽ tạo ra nhiều tài liệu đa dạng, có thể đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều giáo viên, trường học và học sinh.

"Cần tập trung vào việc giáo viên sử dụng SGK và tài liệu dạy học. Chất lượng SGK không phải là một đặc tính cố định của bất cứ quyển SGK hay nguồn tài liệu dạy học trên lớp nào mà nó phản ánh cách sử dụng SGK và tài liệu dạy học của giáo viên" - GS.TS Mike Horsley lưu ý thêm.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Người dân bắt cá thòi lòi bằng xà di lưới.

Nghề độc, lạ vùng Đất Mũi

GD&TĐ - Nằm nơi vị trí địa đầu Tổ quốc, Cà Mau là địa phương có nhiều đặc sản nổi tiếng và nhiều nghề độc, lạ.