Bác sĩ da liễu chỉ cách kiểm soát bệnh viêm da cơ địa đúng nhất

GD&TĐ - Viêm da cơ địa, tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Cần phân biệt và có cách xử lý phù hợp để bệnh nhanh cải thiện, giảm thiểu những ảnh hưởng của nó đến cuộc sống của bệnh nhân.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

TS. BS. Bùi Thị Vân - Khoa Da liễu, Bệnh viện TWQĐ 108 phân tích nguyên nhân, nêu biểu hiện và khuyến cáo bệnh nhân cách tốt nhất để thăm khám, điều trị kịp thời căn bệnh này.

Theo TS. BS. Bùi Thị Vân: Viêm da cơ địa là một trạng thái viêm da có tính chất cơ địa dị ứng. Biểu hiện lâm sàng bằng các đám da đỏ, mụn nước và ngứa, bệnh tiến triển có tính chất mạn tính, thành đợt; Điều trị khó khăn và yêu cầu chăm sóc da khá đặc biệt.

Hầu hết các trường hợp viêm da cơ địa đều có bất thường về tính chất của da. Da khô có thể gặp quanh năm nhưng rõ nhất vẫn là vào mùa lạnh, khô hanh hoặc những người sống ở điều kiện khí hậu khô.

Vì nguyên nhân gây bệnh phức tạp và chưa rõ ràng nên nhiều khi khó phát hiện bện. Tuy nhiên, có hai yếu tố chính đóng góp vào quá trình sinh bệnh học của viêm da cơ địa đó là yếu tố cơ địa (di truyền) và môi trường.

Chẩn đoán

• Khai thác tiền sử: Gia đình, bản thân có các bệnh dị ứng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản…

• Lâm sàng: Ban đỏ, mụn nước, đóng vảy, ngứa nhiều

• Giải phẫu bệnh: Hình ảnh xốp bào (spongiosis)

Chẩn đoán giai đoạn bệnh:

• Cấp tính: Ban đỏ, mụn nước, chảy dịch

• Bán cấp: Đóng vảy, lên da non

• Mạn tính: Da cộm, lichen hóa

Viêm da cơ địa theo tuổi chia thành:

• Viêm da cơ thể địa tuổi sơ sinh, nhũ nhi và tuổi ấu thơ (Infantile Atopic dermatitis hoặc infancy). Gặp ở trẻ từ 2 tuần đến 2 tuổi. Thường gặp ở trẻ bụ bẫm 2-3 tháng tuổi, ban đầu tổn thương xuất hiện ở má, trán (hình móng ngựa), quanh miệng, đầu, sau có thể bị ở cổ, mặt duỗi, thân mình, bẹn.

Tổn thư¬ơng là dát đỏ, có nhiều mụn nư¬ớc trên bề mặt, trợt, chảy dịch mạnh, nhiễm khuẩn thứ phát có mủ, vảy tiết. Ngứa nhiều. Có thể kèm theo tiêu chảy, viêm tai giữa.

• Thời kỳ trẻ em (Child type atopic dermatitis): Thời kỳ trẻ em (childhood) hoặc thanh thiếu niên (adolescent) 2-3 tuổi đến 12-20 tuổi. Tổn thương là các đám mảng lichen hoá (hằn cổ trâu) dạng đĩa lúc đầu ở các mặt duỗi, đầu gối, khuỷu tay, sau lan đến các nếp gấp, ngoài ra có thể sẩn ngứa, da khô, hằn cổ trâu. Có khi kèm đục thuỷ tinh thể, viêm kết mạc.

• Thời kỳ tr¬ưởng thành (Adult type atopic dermatitis) : Ở ngư¬ời lớn (adult) chủ yếu là hằn cổ trâu, vị trí đặc biệt là các nếp kẽ lớn và bàn tay, ở nữ giới có thể có viêm núm vú, viêm môi.

Cách điều trị chung

Loại bỏ tránh tiếp xúc với các dị nguyên nếu có thể. Sử dụng kháng sinh kể cả khi chưa có dấu hiệu nhiễm khuẩn vì có nghiên cứu bằng chứng cho thấy 95% sự hiện diện của tụ cầu trên da của bệnh nhân cơ địa. Có thể dùng các thuốc kháng histamin, giải mẫn cảm. Cân nhắc một đợt corticoid trong các trường hợp nặng, cấp tính, tránh dùng lâu dài.

Điều trị tại chỗ cụ thể phụ thuộc vào giai đoạn bệnh:

+ Giai đoạn cấp tính: Thuốc dịu da, sát khuẩn, chống ngứa như dung dịch thuốc tím pha loãng 1/4000, nước muối sinh lý, dung dịch Yarish…

+ Giai đoạn bán cấp: dùng thuốc dạng kem có chứa corticoid và kháng sinh…

+ Giai đoạn mạn tính: Thuốc dạng mỡ, bạt sừng bong vảy…

Để phòng tránh bệnh viêm da cơ địa, ngoài việc thực hiện tốt các chỉ dẫn về vệ sinh môi trường sống, cần lưu ý một số biện pháp phòng bệnh: tắm hàng ngày nhưng không nên tắm bằng nước quá nóng vì dễ làm khô da.

Người nội trợ cần đeo găng tay khi rửa bát và giặt quần áo để tránh tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Nếu dùng máy điều hòa 2 chiều, cần dùng quạt phun hơi nước hoặc để vài chậu nước trong phòng tránh cho không khí quá khô nóng dễ gây viêm da.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ