Bắc Kinh chuẩn bị cho “cuộc chiến” thương mại với Mỹ

GD&TĐ - Tổng thống đắc cử Donald Trump đã chạm vào bộ não chính trị của cường quốc kinh tế thứ hai thế giới. Trung Quốc đang thảo luận rằng phải làm gì nếu Mỹ áp đặt mức thuế cao đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Bắc Kinh chuẩn bị cho “cuộc chiến” thương mại với Mỹ

Trong cuộc trò chuyện với ông chủ tương lai của Nhà Trắng, Chủ tịch Tập Cận Bình nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác. Tuy nhiên, nếu Washington đi theo con đường khác, Trung Quốc sẽ có câu trả lời tương ứng.

“Trạng chết, chúa cũng băng hà”

“Bạn có thể giết chết 1.000 kẻ thù, nhưng bạn sẽ mất 800 binh sĩ”. Câu nói trong “Binh pháp Tôn Tử” bỗng được trích dẫn và thảo luận rộng rãi ở Bắc Kinh.

Có điều, chuyện này không liên quan đến cuộc chiến quân sự mà là tuyên bố của Donald Trump khi vận động tranh cử, rằng sẽ tiến hành chiến tranh thương mại với Trung Quốc.

Tuy nhiên, ngay sau đó Donald Trump đã từ bỏ một số đe dọa mà ông đưa ra trước cuộc bầu cử và Bắc Kinh bày tỏ hy vọng rằng ông Trump sẽ có quan điểm thực dụng hơn đối với thuế nhập khẩu của Trung Quốc.

Trong bối cảnh ấy, Trung Quốc tuyên bố rằng bất cứ bước đi nào nhằm điều chỉnh tỷ lệ thuế gây ảnh hưởng đến hàng nhập khẩu Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ có lời đáp trả tương ứng. Kết quả là, nền kinh tế Mỹ sẽ bị ảnh hưởng.

Về mức thuế trừng phạt của Mỹ, ông Fu Ying, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Trung Quốc cho biết: “Trung Quốc muốn tránh nó, nhưng nếu điều đó xảy ra, nó sẽ không phải là chuyển động một chiều”.

“Toàn cầu hóa là một xu hướng của thế giới. Mỹ là người khởi xướng và nhận được những lợi ích của nó, và bây giờ họ lại không thích nó. Điều gì sẽ tiếp theo? Mỹ đã có một lựa chọn tốt hơn?” - Fu Ying đặt câu hỏi.

Cũng theo lời Fu Ying, ở Trung Quốc có những người sẽ cảm thấy hạnh phúc nếu Mỹ áp đặt thuế quan. Ví dụ, chúng ta đã mất rừng trồng đậu nành do nhập khẩu từ Hoa Kỳ.

Chúng tôi có hơn 10 năm, thu được một vụ mùa lúa mì tốt, nhưng chúng tôi tiếp tục nhập khẩu lúa mỳ của Mỹ. Trong năm qua, theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, Trung Quốc đã mua sản phẩm nông nghiệp của Mỹ trị giá 20,3 tỷ USD.

Phản ứng của Trung Quốc có thể ảnh hưởng không chỉ đến nền nông nghiệp Mỹ. Thay vì mua máy bay Boeing, Bắc Kinh sẽ chuyển hướng sang mua máy bay Airbus.

Ngoài ra, nạn nhân tiếp theo ở Trung Quốc sẽ là ô tô và iPhone của Mỹ. Chưa hết, Trung Quốc cũng có thể giới hạn số sinh viên của họ theo học tại Mỹ.

Mỹ và cú sốc đối với kinh tế toàn cầu

Theo các chuyên gia, đến đầu thế kỷ này, Mỹ vẫn còn chỉ trích mạnh mẽ EU vì họ theo chủ nghĩa bảo hộ, đặc biệt là trong nông nghiệp. Giờ đây, Donald Trump tuyên bố rút khỏi TPP, đe dọa tăng thuế nhập khẩu đối với Mexico và Trung Quốc.

Theo báo cáo mới nhất vừa được ngân hàng “Barclays” công bố, trong trường hợp áp mức thuế là 15% trong giao dịch thương mại với Trung Quốc và 7% đối với Mexico, Mỹ có thể cướp đi một nửa tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mexico trong năm tới.

Và theo các nhà phân tích của Anh, những hành động của Donald Trump có thể làm giảm GDP toàn cầu từ 0,7 - 0,8 điểm phần trăm.

Bất kỳ Tổng thống Mỹ trong thế kỷ XXI đều không thể bỏ qua vai trò hàng đầu của đất nước họ trong nền kinh tế toàn cầu từ đó mà nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Những tuyên bố của Donald Trump đã gây ra những cú sốc không thể tránh khỏi đối với kinh tế toàn cầu, trong đó có Mỹ - Giáo sư HSE Alexey Portansky cảnh báo.

Trước những rủi ro từ Donald Trump, tờ Global Times của Trung Quốc nhắc lại rằng TPP là một trong những sáng kiến quan trọng của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama.

Nó được coi là một phần của việc chuyển trọng tâm chính sách của Mỹ ở châu Á. Bắc Kinh đã khẳng định sẽ không ủng hộ một thỏa thuận thương mại mang lại lợi thế cho Mỹ.

Trung Quốc đưa ra kế hoạch của họ trong các lĩnh vực thương mại và đầu tư, chủ yếu là vành đai kinh tế của con đường tơ lụa và con đường tơ lụa hàng hải.

Bây giờ TPP gặp “sự cố”, dự án “Một vành đai, một con đường” dựa trên cơ sở hạ tầng ADB trở thành một sân chơi đầy hy vọng ở châu Á - Thái Bình Dương.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ