Mộc nhĩ còn được gọi là nấm tai mèo dùng để chế biến nhiều món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao. Ngoài công dụng làm thực phẩm, mộc nhĩ đen được dùng như một vị thuốc có tác dụng điều trị rối loạn mỡ máu và kiểm soát cân nặng đối với người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên, nhiều bà nội trợ không biết rằng, chế biến mộc nhĩ không đúng cách có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng đến chức năng tim, gan, thận.
Mộc nhĩ còn được gọi là nấm tai mèo dùng để chế biến nhiều món ăn mang giá trị dinh dưỡng cao. Ảnh minh họa
Mộc nhĩ ngâm lâu có nguy cơ gây ngộ độc
Thông tin trên báo Gia đình & Xã hội, mộc nhĩ đến tay người tiêu dùng là sản phẩm khô, khi sử dụng cần được ngâm vào nước lạnh để mềm và nở ra như trạng thái ban đầu. Mộc nhĩ nói riêng và các loại thực phẩm khô nói chung khi ngâm vào nước sẽ giúp hòa tan độc tố và làm cho thực phẩm an toàn hơn. Nhưng, ngâm quá lâu sẽ khiến mộc nhĩ biến chất, có nguy cơ gây ngộ độc.
Mộc nhĩ ngâm lâu sẽ bị biến chất do chất đạm bị thủy phân cũng giống như thịt để lâu bị thối, khiến cho vi khuẩn dễ tấn công, gây ra nhiễm khuẩn. Ăn phải mộc nhĩ nhiễm khuẩn nguy cơ ngộ độc là rất lớn. Ở mức độ nhẹ, bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, buồn nôn, đi ngoài. Ở mức nặng có thể gây hôn mê phải nhập viện cấp cứu.
Ngâm mộc nhĩ bằng nước nóng sẽ không làm hết chất độc
Nhiều người để cho tiện và muốn mộc nhĩ nở nhanh thường ngâm mộc nhĩ vào nước nóng trước khi chế biến mà không biết rằng cách này tuyệt đối không được làm. Hơn nữa, trong mộc nhĩ khô có thể còn sót lại các morpholine là chất độc có trong nấm nên cần phải ngâm trong nước lạnh để chất độc này có thời gian hòa tan vào nước. Hơn nữa nếu bạn ngâm mộc nhĩ bằng nước sôi, vì nở nhanh nên không có nhiều thời gian để thẩm thấu dần như nước lạnh nên mỗi kilôgam mộc nhĩ khô chỉ có thể nở được từ 2,5-3,5kg. Khi chế biến, mộc nhĩ ngâm với nước sôi sẽ bị nhũn, dính, không dễ bảo quản, cất giữ.
Không ăn mộc nhĩ chín tới
Không được ăn nấm mèo tươi vì nấm mèo tươi có chứa chất morpholine nhạy cảm ánh sáng, nếu sau khi ăn mộc nhĩ tươi mà cơ thể tiếp xúc với ánh sáng có thể làm cho da bị ngứa, phù nề, trường hợp trầm trọng còn dẫn đến hoại tử da nghiêm trọng. Với mộc nhĩ sau khi phơi khô, chất cảm quang tự nhiên mất đi, độc tính cũng biến mất, ăn vào không còn gì nguy hại nữa. Ngoài ra, khi chế biến, cần nấu mộc nhĩ và thức ăn chín kỹ hoàn toàn, sau đó mới được sử dụng. Tuyệt đối không ăn mộc nhĩ khi mới chín tới.
Khi chế biến món mộc nhĩ người dùng nên thận trọng. Ảnh minh họa
Những đối tượng không nên ăn mộc nhĩ
Theo báo VTC News, mộc nhĩ đen tuy có tác dụng bồi bổ tỳ nhưng đồng thời cũng có tác dụng hoạt huyết tiêu ứ, nên không có lợi cho quá trình sinh trưởng và ổn định của thai nhi, nên không nên ăn. Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm. Do mộc nhĩ cũng là một loại nấm nên khi sử dụng cũng phải thận trọng, tránh nguy cơ bị dị ứng, nhất là ở người có cơ địa dị ứng, trẻ nhỏ...
Do mộc nhĩ có tính hàn, bổ âm nên người đi ngoài phân lỏng, người hay bị đầy bụng, người nhiễm hàn… không nên ăn mộc nhĩ để tránh trường hợp bệnh sẽ nặng thêm. Để an toàn cho sức khỏe chỉ nên ăn mộc nhĩ khô được ngâm trong nước lạnh từ 15-20 phút, rửa sạch, cắt chân trước khi chế biến.