Con trai chị Chauhan bị chẩn đoán phổi yếu từ khi mới sinh trong khi con gái thường cảm thấy khó thở trong những tháng mùa đông. Đưa hai con về quê nhờ ông bà chăm sóc và học tập tại đây là lựa chọn thích hợp nhất với gia đình chị Chauhan trong thời điểm hiện tại.
Tuy nhiên, khi trở lại trường học, con gái của chị Chauhan bị nhiễm Covid-19, phải điều trị tại nhà. Trong thời gian này, bà mẹ quyết định đón hai con về nhà để quản lý việc học trực tuyến.
Tương tự chị Chauhan, nhiều phụ huynh Ấn Độ đang vật lộn với hai nỗi sợ song hành về ô nhiễm không khí và dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên không giống chị Chauhan, một số gia đình vẫn chấp nhận cho con đến trường.
“Khoảng 1.300 trong số 1.400 phụ huynh tại trường của con trai tôi nói rằng sẽ cho con đi học trở lại. Nhưng tôi không thể chấp nhận rủi ro về mặt sức khỏe. Ô nhiễm không khí thậm chí còn nguy hiểm hơn Covid-19”, chị Chauhan bày tỏ.
Trước đó, học sinh tại thủ đô Delhi, Ấn Độ, đã trở lại trường học từ ngày 1/11 sau 21 tháng học trực tuyến vì Covid-19. Tuy nhiên, tuần vừa qua, các em tiếp tục phải nghỉ học do mức độ ô nhiễm không khí tại thủ đô tăng cao nghiêm trọng. Các lớp học đã tái mở cửa từ đầu tuần này.
Trong khi nhiều phụ huynh muốn con cái trở lại trường để bù đắp lỗ hổng kiến thức trong thời gian học trực tuyến, còn đó những lo lắng về vấn đề ô nhiễm và Covid-19.
Thêm vào đó là tin tức về biến chủng Omicron được phát hiện tại Nam Phi có nguy cơ nguy hiểm gấp nhiều lần so với biến chủng Delta, từng gây ra khủng hoảng Covid-19 tại Ấn Độ. Cùng với đó, Ấn Độ chưa đưa ra quyết định về việc tiêm chủng cho trẻ em.
Chị Bhavreen Kandhari cho biết: “Phụ huynh thường xuyên sống trong nỗi sợ hãi về vấn đề ô nhiễm môi trường. Hai con gái của tôi đã phải trở lại trường để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Tôi không thể giúp gì cho các cháu vì kỳ thi đại học cũng vô cùng quan trọng”.
Delhi, nơi sinh sống của khoảng 20 triệu người, là một trong những thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Vào tháng 11 này, thành phố đã trải qua mức độ ô nhiễm nghiêm trọng nhất trong những năm gần đây. Tình trạng không khí ở mức thấp, thành phố được bao phủ bởi một màu xám xịt, đặc biệt vào sáng sớm và buổi tối.
Chất lượng không khí kém là do các vấn đề ô nhiễm khác nhau như khí thải từ xe cộ, khí đốt từ chất thải công nghiệp đến khói đốt rơm rạ từ các khu vực lân cận. Vào mùa đông, tình trạng ô nhiễm tại Delhi càng trở nên trầm trọng hơn do thời giết lạnh giá làm bụi đặc quánh trong khí quyển.
Một nghiên cứu khác trên 4.300 trẻ em từ 12 - 17 tuổi tại Ấn Độ cho thấy cứ 3 trẻ em sống tại thành phố thì có một em bị suy giảm chức năng phổi.
TS Arvind Kumar, Chủ tịch Viện Phẫu thuật lồng ngực tại Bệnh viện Medanta, cho biết: “Người dân Delhi hít thở không khí ô nhiễm mỗi ngày gây ảnh hưởng mãn tính đến sức khỏe của trẻ em và người lớn. Chúng tôi nhận thấy sự gia tăng các ca bệnh liên quan đến phổi, hô hấp và mắt của trẻ em và người lớn.
Tuy nhiên, với nhiều học sinh tại Ấn Độ, việc trở lại trường học vẫn phải tiếp tục. Em Bhavya Mohindroo, 17 tuổi, dự kiến sẽ thi tốt nghiệp THPT vào tuần tới, bộc bạch: “Trọng tâm của chúng cháu bây giờ là các kỳ thi. Covid-19 và ô nhiễm không khí đã lấy đi quãng thời gian học tập quý báu của chúng cháu. Bây giờ chúng cháu phải cố gắng để bù đắp lại những ngày tháng vừa qua”.