Bác sĩ Kamal Kishore Verma, người đứng đầu Khoa Tâm lý của ĐH Y SP Bikaner giải thích rằng khi bệnh nhân này được đưa tới, cha mẹ cô bé không sẵn sàng chấp nhận việc con gái mình – một HS xuất sắc – có thể bị bất kỳ vấn đề gì về tâm lý.
“Tôi đã phải giải thích để họ hiểu rằng việc này xảy ra một cách vô thức khi não quá căng thẳng đến nỗi nó không muốn ghi nhớ bất kỳ thứ gì. Nữ sinh này đã ở trong tình trạng đó 4 ngày khi tới bệnh viện, chúng tôi đã điều trị tách biệt và yêu cầu cô thư giãn, không căng thẳng. Cô bé bắt đầu cảm thấy tốt hơn dần dần và được xuất viện. Đây chỉ là một trong những trường hợp căng thẳng quá mức do bị ám ảnh thi cử mà một HS có thể phải chịu” – bác sĩ Verma cho hay.
Bác sĩ Verma đã nhắc tới một trường hợp khác khi một HS không thể tham dự kỳ thi trong 3 năm liền chỉ vì quá căng thẳng và lo lắng. Cuối cùng, nhờ thuốc thang và tư vấn, HS này đã có thể tham dự kỳ thi lớp 12 vào năm thứ 4.
Áp lực phải làm bài tốt trong các kỳ thi đã khiến cho số HS Ấn Độ có các triệu chứng căng thẳng, lo lắng ngày càng tăng và các phòng khám cho biết họ đều nhận được các ca bệnh liên quan tới thi cử mỗi ngày.
Bác sĩ tâm thần Gaurav Rajendra của ĐH Y SMS nói rằng các bậc phụ huynh và xã hội đã tạo ra một nhu cầu cần vượt lên phía trước khi sự cạnh tranh ngày càng tăng lên.
“Một trong những bệnh nhân của tôi sắp thi lớp 10 năm nay. Do cậu ta học rất giỏi nên cha mẹ đã cho vào các lớp bồi dưỡng. Tại đây, sức ép càng tăng lên và cuối cùng cậu cho biết không còn muốn học nữa. Trong cuộc đua vượt lên mọi người, cậu đã mất đi tuổi thơ của mình.
Bác sĩ Gaurav kể về một HS khác là con trai của một GV – người cho biết đang đào tạo HS trong một môi trường khắc nghiệt trước kỳ thi.
Theo bác sĩ Gaurav, trước khi kỳ thi diễn ra, số bệnh nhân bị stress vì lo thi cử đã tăng và các bác sĩ đã phải tư vấn cho cả phụ huynh và HS cần thư giãn, giành thời gian cho riêng mình. HS phải tự đối xử tốt với bản thân, nếu không những chịu trứng này có thể trầm trọng hơn trong tương lai.