Đối với chế độ dinh dưỡng của trẻ em, cà rốt là một trong những loại rau vô cùng thân thuộc, đặc biệt phù hợp với những trẻ kén ăn.
Lý do là bởi cà rốt có vị ngọt, ngon miệng và có kết cấu tuyệt vời, nhất là khi rang hoặc nấu.
Cà rốt có độ giòn ngon khi ăn sống và mềm như kem khi nấu chín. Giới chuyên gia cho rằng ngoài hương vị thơm ngon, loại rau này còn mang lại cho chúng ta nhiều thứ thú vị hơn nữa.
Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt
Có lẽ bạn sẽ ngỡ ngàng khi biết thông tin dinh dưỡng có trong một củ cà rốt cỡ vừa, do USDA liệt kê:
- Lượng calo: 25
- Tổng chất béo: 0g
- Cholesterol: 0mg
- Natri: 42mg
- Tổng lượng carb: 6g
- Chất xơ: 2g
- Tổng lượng đường: 3g
- Chất đạm: 0,6g
- Vitamin A (RAE): 509µg
- Vitamin C: 3,6 mg
- Canxi: 20mg
Tác dụng của cà rốt
Cải thiện sức khỏe của mắt
Cà rốt có độ giòn ngon khi còn sống và vị mềm như kem khi nấu chín. (Ảnh: ITN) |
Đây có lẽ là lợi ích dinh dưỡng được biết đến rộng rãi nhất của cà rốt, không nên bỏ qua. Loại rau màu cam này có màu sắc một phần từ beta-carotene, một chất thuộc họ carotenoid chống oxy hóa. Beta-carotene đã được chứng minh là giúp ngăn ngừa các bệnh về mắt liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như thoái hóa điểm vàng, theo một đánh giá năm 2020 trên tạp chí Chất chống oxy hóa.
Hỗ trợ khả năng miễn dịch
Beta-carotene cũng giúp sản xuất vitamin A trong cơ thể, rất quan trọng để tăng cường hệ thống phòng thủ của cơ thể, đặc biệt là trong mùa lạnh và mùa cúm.
Theo một đánh giá năm 2022 trên Tạp chí Thực phẩm Chức năng, vitamin A giúp cơ thể chúng ta phản ứng với những kẻ xâm nhập và tái tạo tế bào mới để luôn khỏe mạnh. Đó là lý do cà rốt là thành phần thiết yếu trong bữa ăn thường ngày của chúng ta.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một đánh giá năm 2022 trên Tạp chí Quốc tế về Nghiên cứu Đổi mới về Kỹ thuật & Quản lý cho thấy cà rốt có thể bảo vệ và chống lại bệnh cao huyết áp cũng như bệnh tim mạch, thậm chí có thể giúp giảm cholesterol.
Nói chung, việc tăng lượng rau củ trong chế độ ăn của bạn có liên quan đến việc cải thiện sức khỏe tim mạch, và các loại rau có màu vàng-đỏ-cam (như cà rốt) đều có khả năng chống lại bệnh tim, theo một đánh giá năm 2018 trên tạp chí Nutrients.
Cải thiện sức khỏe làn da
Cho dù bạn đang mong muốn có được làn da tươi sáng hay muốn vết xước trên cơ thể lành lặn càng sớm càng tốt, cà rốt có thể giúp ích.
Theo một đánh giá năm 2021 trên tạp chí Da liễu lâm sàng, retinol, biotin và lycopene là những chiến binh của làn da và đều ẩn chứa bên trong củ cà rốt nhỏ bé, vì vậy bạn nên ăn cà rốt thường xuyên để có làn da khỏe mạnh, mềm mại hơn.
Hỗ trợ chống viêm
Các chất dinh dưỡng như vitamin A và beta-carotene giúp chống viêm, cùng với chất xơ và chất chống oxy hóa gọi là luteolin, cũng được tìm thấy trong cà rốt.
Chất xơ giúp ngăn ngừa bệnh mãn tính, giúp bạn khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe đường ruột.
Chỉ cần một củ cà rốt cỡ vừa sẽ cung cấp cho bạn khoảng 10% lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày.
Theo nghiên cứu trên tạp chí Nature Scientific Reports, đặc tính chống viêm của luteolin có thể giúp ngăn ngừa ung thư phổi, tuyến tiền liệt, dạ dày và vú.
Tăng cườngsức khỏe não bộ
Luteolin có trong cà rốt mang lại một lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc khác, đó là giữ cho bộ não của bạn khỏe mạnh.
Theo một đánh giá năm 2020 trên BioFactors, cà rốt không chỉ giúp tăng cường trí nhớ mà còn có thể giúp ngăn ngừa sự suy giảm nhận thức.
Ngoài việc tăng cường sức khỏe cho mắt, não và làn da, cà rốt có thể là nguồn suối mới của tuổi trẻ.
Không có thực phẩm nào là phương pháp chữa bệnh thần kỳ và việc ăn một củ cà rốt mỗi ngày không phải là cách khắc phục hoàn toàn làn da lão hóa và thị lực suy giảm, nhưng loại rau này chắc chắn có thể giúp ích rất nhiều trong cuộc sống của bạn.
Vì vậy, hãy nhớ hấp thụ các loại thực phẩm đa dạng màu sắc và cố gắng kết hợp cà rốt hoặc một loại rau màu đỏ, vàng hoặc cam khác vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn để có được nguồn dinh dưỡng siêu dễ dàng và ngon miệng.