Vào tháng 11/2014, Tổng thống Ai Cập Fattah al-Sisi cùng một phái đoàn quân sự cấp cao đã có chuyến công du đến Paris, để thảo luận các vấn đề liên quan đến thương vụ này.
Tiếp đó trong đầu tháng Một, lãnh đạo các tập đoàn quốc phòng hàng đầu của Pháp cũng đã đến Cairo để xúc tiến đàm phán hợp đồng này, nhất là các vấn đề liên quan đến khía cạnh tài chính.
Thậm chí Hải quân Ai Cập còn muốn đưa vào trang bị các tàu FREMM càng sớm càng tốt, kết quả là phía DCNS đã buộc phải chuyển các tàu FREMM đang đóng dở cho Hải quân Pháp sang cho Ai Cập với điều kiện hợp đồng trị giá hơn 2 tỷ USD này được ký trước.
Điều này cũng khá dễ hiểu khi Ai Cập đang muốn trình diễn sức mạnh hải quân của nước này trong buổi lễ khánh thành dự án mở rộng kênh đào Suez trong năm nay.
Tiêm kích Rafale của Dassault đang dần tìm lại hy vọng sau thương vụ bế tắc tại Ấn Độ. |
Tiêm kích đa năng Rafale có thể sẽ loại bỏ các máy bay chiến đấu đến từ Nga và Trung Quốc trong cuộc đua tại Ai Cập, khi mà Không quân Ai Cập đang cần được hiện đại hóa hơn bao giờ hết.
Nhất là với các phi đội máy bay tiêm kích F-16 đã lỗi thời do Lockheed Martin chế tạo, mặc dù Ai Cập đã từng đặt mua mới 20 chiếc F-16 Block 50/52 trong năm 2010.
Nhưng chỉ có một phần của số máy bay chiến này đến được Ai Cập, những chiếc còn lại đã bị hủy do lệnh cấm vận vũ khí từ Quốc hội Mỹ sau khi cựu Tổng thống Ai Cập Moubarak bị lật đổ trong năm 2011và đảo chính quân sự năm 2013.
Ai Cập đang bế tắc trong hiện đại hóa quân đội do lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ. |
Tiêm kích Rafale của Dassault có thể sẽ là một giải pháp thay thế khả thi trong bối cảnh của Cairo hiện tại. Mặt khác công ty chế tạo máy bay này của Pháp cũng phải đang vật lộn để có thể duy trì dây chuyền sản xuất loại máy bay chiến đấu đắt đỏ này.
Sau khi đơn hàng gồm 43 chiếc Rafale dành cho Không quân và Hải quân Pháp được hoàn tất trong năm 2018, trước khi biến thể nâng cấp Rafale F3R được giới thiệu.