Ai Cập nhận được tên lửa tầm trung lớp có dẫn đường “không đối đất” Kh-31
Nguyễn Diệp
GD&TĐ - Lực lượng Không quân Ai Cập đã nhận được loại tên lửa chiến thuật tầm trung có dẫn đường lớp “không đối đất” Kh-31. Đây là loại tên lửa có tốc độ siêu thanh, được trang bị trên chiến đấu cơ MiG-29M/M2. – Thông tin đưa trên trang Jane’s Defence Weekly.
Kết luận này được đưa ra bởi tác giả bài báo khi nghiên cứu bức ảnh chụp Tổng thống Ai Cập, Abdel Fattah Al-Sisi trong chuyến thăm căn cứ không quân, nơi ông được tham quan các loại vũ khí – khí tài nhận được từ phía Nga.
Tuy nhiên qua bức ảnh không thể phân biệt được đây là loại tên lửa Kh-31 phiên bản nào: Có thể là tên lửa chống ra đa Kh-31PD (với tầm xa 250 km), hoặc tên lửa chống tàu KH-31AD (lớp “không đối đất”, với tầm xa đến 160 km).
Trước đó năm 2015 xuất hiện thông tin một trong số các nước ở Bắc Phi muốn ký hợp đồng để có được những chiếc chiến đấu cơ MiG-29M/M2. Vào hồi tháng 8 năm nay, người ta biết rằng Ai Cập đã ký hợp đồng trọn gói trị giá lên đến 3,5 tỉ USD để nhận được hơn 50 chiến đấu cơ MiG-29M/M2 đến năm 2020.
Cục xuất nhập khẩu quốc phòng Nga cũng cho biết rằng Lực lượng Không quân Ai Cập đã nhận được 46 chiến đấu cơ 1 vị trí lái MiG-29M và 6 chiến đấu cơ 2 vị trí lái MiG-29M2. Việc chuyển giao chiến đấu cơ được thực hiện từ tháng 4 năm 2017. Đi kèm với việc chuyển giao chiến đấu cơ sẽ có các loại vũ khí.
Tên lửa Kh-31PD là loại tên lửa không quân, sử dụng trong các nhiệm vụ tiêu diệt các trạm ra đa, các hệ thống tên lửa phòng không. Đây là loại tên lửa tốc độ cao có thể trang bị trên các loại máy bay Su-30MK (MKI, MKM, MK2), Su-35, MiG-29KUB, MiG-35 và các loại chiến đấu cơ khác. Tầm xa tối đa từ 180 – 250 km; tầm cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,1-15 km. Tốc độ 0,65-1,5M.
Tên lửa Kh-31AD là loại tên lửa chống tàu, có nhiệm vụ tiêu diệt các loại tàu độ bộ mặt nước, tàu vận tải quân sự đơn lẻ hoặc theo nhóm. Tầm xa hoạt động tối đa từ 120-160 km. Tầm cao tiêu diệt mục tiêu từ 0,1-15 km. Tốc đô 0,65-1,5M.
GD&TĐ - Những người mắc hội chứng Quasimodo thường bị ám ảnh bởi những khuyết điểm trên cơ thể của mình và không muốn người khác nhận ra những khiếm khuyết ấy. Do đó, bệnh nhân thường tự ti, mặc cảm mỗi khi ra ngoài. Thậm chí, họ sẵn sàng làm mọi thứ để mình có thể đẹp hơn.
GD&TĐ - Liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn giao thông (TNGT) do lái xe sử dụng rượu, bia. Việc kiểm tra, phát hiện, xử lý và ngăn chặn đang đè nặng lên vai lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT).
GD&TĐ -Ngành Giáo dục Anh đang chịu ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng chi phí sinh hoạt sau Brexit và xung đột Nga – Ukraine. Nhiều sinh viên nước này đã rơi vào tình cảnh vô gia cư và cần được hỗ trợ kịp thời.
GD&TĐ - Câu hỏi có vẻ như là muôn thuở dành cho những ai đang đứng giữa ngã ba đường phải không? Hãy thử lắng nghe câu chuyện sau đây để từ đó có thể phần nào tìm ra câu trả lời cho bản thân.
GD&TĐ - “Bố mẹ tin con vì…” – hãy nói câu này khi muốn con cam kết việc gì đó hoặc khi con đã hoàn thành nhiệm vụ. Sau nhiều năm nghiên сứu, Carol Dewijk, nhà tâm lý học Đại học Stanford đã chỉ ra suy nghĩ con người theo hai hướng là tư duy tăng trưởng và tư duy cố định.
GD&TĐ - Trong cuộc đời của mỗi con người, có biết bao giờ phút trôi qua và đi vào quên lãng, nhưng cũng có những giây phút in sâu, chạm khắc vào tâm khảm.
GD&TĐ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết trong ngày 16/8, các tỉnh Bắc Bộ trời có nắng với nền nhiệt độ cao. Đến chiều tối và đêm trời có mưa dông cục bộ.
GD&TĐ - Khoảng 20h ngày 15/8, cháy lớn bất ngờ bùng phát trong căn nhà trong ngách tại quận Hoàng Mai, đám cháy đã thiêu rụi toàn bộ căn nhà, phần mái tôn bị biến dạng.
GD&TĐ - Kiến không chỉ gây xáo trộn sinh hoạt gia đình mà còn gây nguy hiểm đến sức khỏe thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ em, nếu chẳng may bị kiến, đặc biệt là kiến ba khoang đốt. Vậy diệt kiến bằng cách nào hiệu quả nhất và không độc hại?
GD&TĐ - Cách mạng tháng Tám năm 1945 là sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Sự kiện này đã trở thành nguồn cảm hứng để nhiều giáo viên đổi mới, sáng tạo trong dạy học; từ đó khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào và tự tôn dân tộc cho học sinh.
GD&TĐ - Theo thông tin từ nhà báo Minh Hải, trọng tài Ngô Duy Lân đã thừa nhận với Trưởng Ban Trọng tài Dương Văn Hiền rằng mình đã sai lầm khi không thổi phạt đền tình huống Duy Mạnh giẫm lên chân của Bruno Henrique.
GD&TĐ - Di chứng chất độc da cam khiến thầy Đào Thanh Hương, Trường THCS Đa Lộc (Hậu Lộc, Thanh Hóa) bị khuyết đôi bàn chân và một phần cánh tay trái. Nhưng bằng nghị lực và ý chí không bao giờ từ bỏ, thầy bền bỉ trên bục giảng, vượt qua sóng gió cuộc đời để có được một tình yêu cổ tích thời hiện đại.