Ả Rập Saudi mong muốn gia nhập BRICS

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa tuyên bố Ả rập Saudi muốn gia nhập liên minh BRICS.

Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm của ông tới Riyadh vào tháng 7/2022.
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman chào đón Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm của ông tới Riyadh vào tháng 7/2022.

Tuyên bố trên báo hiệu sự mở rộng tiềm năng đáng kể của BRICS trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Ả Rập Saudi và Mỹ về cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine.

Ông Ramaphosa nói với báo chí về mong muốn gia nhập BRICS của Riyadh khi ông kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài 2 ngày tới Ả rập Saudi hôm 16/10. Chuyến đi bao gồm các cuộc gặp với Thái tử Mohammed bin Salman và các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi khác.

“Thái tử đã bày tỏ mong muốn của Ả Rập Saudi là trở thành một phần của BRICS và họ không phải là quốc gia duy nhất,” - ông Ramaphosa nói.

BRICS là khối gồm các quốc gia thành viên Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Dự kiến khối ​​sẽ có hội nghị thượng đỉnh thường niên vào năm tới tại Johannesburg. Các triển vọng mở rộng khối này có thể được chú trọng trong chương trình nghị sự, vì khối dự kiến ​​sẽ xem xét bổ sung các quốc gia như Ả Rập Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Algeria.

Theo ông Ramaphosa, các quốc gia BRICS sẽ gặp nhau trong một hội nghị thượng đỉnh vào năm tới dưới sự chủ trì của Nam Phi và vấn đề trên đang được xem xét.

Các cuộc đàm phán giữa Ả Rập Saudi và Nam Phi diễn ra trong bối cảnh Riyadh và Washington đang tranh cãi về quyết định của OPEC trong việc giảm hạn ngạch sản xuất dầu 2 triệu thùng/ngày. Tổng thống Mỹ Joe Biden tuần trước đe dọa Ả Rập Saudi sẽ phải chịu “hậu quả” cho động thái trên.

Ông cũng cáo buộc đồng minh lâu năm của Washington đứng về phía Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Trong khi dó các nhà lập pháp Mỹ đã kêu gọi Washington cắt đứt hợp tác với Saudi Arabia, chẳng hạn như ngừng bán vũ khí hoặc rút hỗ trợ quân sự.

Trước động thái trên, hôm 15/10, Hoàng tử Ả Rập Saudi Saud al-Shaalan đã đáp trả khi cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây không nên đe dọa vương quốc của ông.

Trong khi đó Bộ trưởng Quốc phòng Khalid bin Salman cho biết các nhà lãnh đạo Ả Rập Saudi đã “ngạc nhiên” trước những cáo buộc sai trái của Mỹ rằng Riyadh đang đứng về phía Nga chống lại Ukraine.

Nga, Trung Quốc và các thành viên BRICS khác được cho là đang phát triển một loại tiền dự trữ toàn cầu mới, có khả năng làm suy yếu sự thống trị của đồng đô la Mỹ. Việc bổ sung Ả Rập Saudi vào khối này sẽ có những tác động sâu rộng tiềm tàng, do một phần sức mạnh của đồng đô la bắt nguồn từ vị thế là đồng tiền thống trị trên các thị trường dầu mỏ quốc tế. Ả Rập Saudi được cho là đã cân nhắc việc bán dầu thô bằng đồng nhân dân tệ của Trung Quốc.

Mặc dù Mỹ và Ả Rập Saudi không phải là đồng minh chính thức, nhưng quan hệ đối tác của họ là một trong những mối quan hệ lâu dài nhất và cùng có lợi trong khu vực. Riyadh là một nhà mua vũ khí lớn của Mỹ. Mỹ, với vai trò là nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tìm cách giữ cho sản lượng dầu thô của Saudi chảy vào thị trường quốc tế ở mức cao.

Theo RT

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ