Các loại quả mọng: Giàu chất chống oxy hóa, dâu tây, quả mâm xôi, cherry... giúp tăng cường chức năng của tuyến tụy, đồng thời chống lại các gốc tự do, lý do hàng đầu gây oxy hóa trong tuyến tụy.
Tỏi: Theo Boldsky, thực phẩm này làm giảm lượng đường trong máu và kích thích tuyến tụy sản xuất đủ lượng insulin. Tỏi cũng chứa nồng độ cao lưu huỳnh, selen, arginine, oligosaccharide và flavonoid, giúp bảo vệ và tăng cường chức năng tuyến tụy.
Rau bina: Theo Live Strong, đây là một nguồn chất sắt và vitamin dồi dào, cả hai đều cần thiết cho tuyến tụy. Bạn có thể thử món salad rau bina hoặc xào với tỏi. Một số loại rau lá xanh khác như cải xoăn, mù tạt và củ cải cũng có lợi cho tuyến tụy.
Sữa chua: Nghiên cứu của Đại học Y tế cộng đồng Wisconsin, Mỹ, cho biết sữa chua giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giúp cải thiện tiêu hóa khỏe mạnh và tăng cường sức khỏe tụy.
Bông cải xanh có hàm lượng cao các hợp chất chứa lưu huỳnh, giúp giải độc cho các cơ quan trong cơ thể (bao gồm cả tuyến tụy) và giảm nguy cơ ung thư tuyến tụy. Hợp chất apigenin flavonoid trong bông cải xanh cũng có khả năng bảo vệ các mô trong cơ quan này.
Nấm có chứa các hợp chất chống viêm mạnh mẽ, có thể làm giảm viêm và sưng quanh tụy và do đó giảm nguy cơ phát triển viêm tụy. Hàm lượng selenium, chất xơ, kali và vitamin D cao trong nấm cũng giúp tăng cường sức khỏe của tuyến tụy.
Nho đỏ: Đây là một trong những nguồn tốt nhất của resveratrol, hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ, có thể bảo vệ các mô của tuyến tụy khỏi thiệt hại do gốc tự do và làm giảm nguy cơ viêm tụy hay ung thư tuyến tụy.
Khoai lang chứa beta-carotene, chất chống oxy hóa mạnh mẽ và có tác dụng tích cực với tuyến tụy.
Cà chua: Là nguồn tuyệt vời của lycopene và vitamin C, cà chua giúp duy trì sức khỏe tuyến tụy.