1. Hôn nhân lãng mạn
Luôn theo đuổi tình yêu lãng mạn, đòi hỏi về cuộc sống hôn nhân quá cao, quá kỳ vọng vào sự ngọt ngào của cuộc sống tân hôn, luôn muốn duy trì một tình yêu nồng cháy. Đây là một mơ ước không thực tế, bởi khi phải đối mặt với hiện thực cuộc sống và những điều mà bạn kỳ vọng không thực hiện được thì sẽ thất vọng vô cùng, dễ trở thành vấn đề nghiêm trọng khó giải quyết giữa hai người.
2. Quá dựa dẫm vào bố mẹ
Một trong hai người quá dựa dẫm vào bố mẹ, trong cuộc sống hàng ngày có bất kỳ vấn đề gì đều nhờ sự “trợ giúp” hoặc chỉ đạo của cha mẹ chứ không bàn bạc với nửa kia của mình. Bạn nên nhớ rằng cuộc sống hôn nhân có thể duy trì cần sự tin tưởng, tôn trọng giữa hai người. Còn nếu như cuộc sống hôn nhân mà luôn có sự can thiệp từ phía bên ngoài thì rất dễ đổ vỡ.
3. Thập toàn, thập mỹ
Đối với bất kỳ điều gì cũng yêu cần sự hoàn hảo, vợ chồng đều mong muốn nửa kia có thể thay đổi để phù hợp với những yêu cầu quá cao của mình. Cuộc sống hôn nhân mà chỉ vì những yêu cầu quá cao này sẽ nảy sinh sự mệt mỏi, khó chịu, lâu dần sẽ khó có thể duy trì cuộc sống hôn nhân hạnh phúc.
4. Quá tiết kiệm
Mặc dù hiện tại kinh tế gia đình vẫn chưa được khá giả nhưng không phải lúc nào cũng quá tiết kiệm, không cho vợ hoặc chồng có được hưởng niềm vui trong cuộc sống và hưởng thụ cuộc sống. Thậm chí còn “tước đoạt” những điều kiện cơ bản trong cuộc sống và các sở thích của các thành viên trong gia đình. Điều này sẽ dần dần tích tụ gây ra những mâu thuẫn khó có thể giải quyết giữa hai người.
5. Đa nghi, hay suy nghĩ
Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Họ thường nghi ngờ rằng mình mắc bệnh, thường than vãn và thở dài. Thực tế họ chỉ muốn gây chú ý để nửa kia quan tâm, chăm sóc mình nhiều hơn. Nhưng kết quả thường ngược lại thường khiến cho chồng mình cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình lúc nào cũng nặng nề.
6. Lúc nào cũng đúng
Với những người luôn cho rằng mình đúng, thích chê bai nửa kia của mình trước mặt người khác, họ luôn cho rằng làm như vậy là do yêu nửa kia, mong muốn nửa kia thay đổi. Nhưng kết quả lại làm cho người bạn đời của mình bị tổn thương và cảm giác không được tôn trọng, dễ khiến cho người ấy rời xa bạn.
7. Quan tâm thái quá
Bất kỳ chuyện to nhỏ đều thể hiện sự quan tâm của mình dành cho vợ/ chồng và cũng đòi hỏi vợ/ chồng cũng quan tâm đến mình như vậy. Nếu vô tình nửa kia mắc phải sai lầm sẽ trở thành “ngòi nổ” cho cuộc xung đột, dễ gây bất hòa ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình.
8. Quá bận rộn với công việc
Có những người lúc nào cũng bận rộn với công việc, không thể dành thời gian cho gia đình, lúc nào cũng khiến cho nửa kia cảm thấy cô đơn và bị bỏ rơi. Nếu điều này cứ kéo dài liên tục sẽ khiến hôn nhân gia đình tan vỡ.