8 cách ăn uống theo người cổ đại để sống khỏe

Người xưa nấu trong nồi đất, ăn bằng tay, bữa sáng khi mặt trời vừa mọc và bữa tối lúc mặt trời vừa lặn.

8 cách ăn uống theo người cổ đại để sống khỏe

Theo Recipes.timesofindia, những năm 1500 trước công nguyên, vùng đất Trung Á bạt ngàn đồng cỏ chăn nuôi gia súc. Các loại thực phẩm lấy từ vùng đồng cỏ này tác động tích cực tới sức khỏe con người. Ngoài việc tiêu thụ thực phẩm sạch lành mạnh, người cổ đại chú trọng đến từng thói quen nhỏ khi ăn, như không bao giờ hoạt động khi dạ dày trống rỗng, không nói chuyện trong khi ăn, không dùng chung đũa...

Ngồi trên sàn trong khi ăn

Thời đại không có bàn ăn, mọi người ngồi trên sàn trong khi ăn uống. Theo các chuyên gia, ngồi trên sàn chéo chân trong khi ăn như ở Ấn Độ là một tư thế yoga, gọi là Sukhasan. Tư thế này được cho là giúp xoa bóp các cơ bụng, tăng lưu thông máu ở phần dưới cơ thể và tăng tính linh hoạt.

Ngồi trên sàn ăn là một tư thế yoga, giúp xoa bóp các cơ bụng. Ảnh: Recipes.timesofindia

Ngồi trên sàn ăn là một tư thế yoga, giúp xoa bóp các cơ bụng.

Ăn sáng vào sáng sớm
Bữa sáng La Mã gọi là "jentaculum", được ăn ngay sau khi mặt trời mọc. Người La Mã xưa xem đây là thời điểm tốt để thưởng thức những món ăn bổ dưỡng. Nhà dinh dưỡng Rujuta Diwekar khuyên: “Ăn trong vòng 15 phút sau khi thức dậy, nếu bạn muốn giảm cân”. Hoãn hoặc bỏ bữa sáng không chỉ làm bạn đói trong giờ ăn trưa mà còn làm giảm sự trao đổi chất trong cơ thể.

Không dùng chung đồ dùng cá nhân khi ăn

Chia sẻ đồ uống từ ly, thức ăn trong cùng một đĩa hoặc cùng nhau cắn một lát bánh có vẻ khá bình thường đối với nhiều người. Tuy nhiên đây là một điều cấm kỵ ở Ấn Độ cổ đại, kể cả ngày nay. Việc tiếp xúc chung những vật dụng ăn uống, ở miền Bắc Ấn Độ được coi là cực kỳ không hợp vệ sinh. 

Không nói chuyện trong khi ăn

Bạn cho rằng im lặng trong bữa ăn là điều mất lịch sự? Thực tế người thời cổ đại quan niệm trò chuyện trong bữa ăn sẽ khiến bị nghẹn hoặc nuốt thức ăn mà không nhai kỹ. Ngày nay các nhà khoa học và bác sĩ dinh dưỡng đã chứng minh được bạn nhai thức ăn kỹ sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.

Nấu ăn trong đồ dùng bằng đất

Nấu ăn trong các chậu đất sét giúp bổ sung canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh và một số khoáng chất khác vào thực phẩm. Ảnh: Recipes.timesofindia

Nấu ăn trong các chậu đất sét giúp bổ sung canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh và một số khoáng chất khác vào thực phẩm.

Tổ tiên của chúng ta phải nấu thức ăn trong đất nung vì thời đó chưa có nhựa, thép và nhôm. Đó không phải là lý do duy nhất. Nấu ăn trong các chậu đất sét, thực phẩm sẽ hấp thụ các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt, magiê, lưu huỳnh... từ đất sét.

Đất sét cũng có tính kiềm tự nhiên. Kiềm trộn đều với thực phẩm có tính axit sẽ giúp cân bằng độ PH, phòng ngừa các bệnh chết người như ung thư.

Luôn ăn thực phẩm tươi

Thời cổ đại không có phương tiện để bảo quản thức ăn và thực phẩm đông lạnh, con người thường ăn thực phẩm tươi nên mắc ít bệnh tật. Trong khi đó ngày nay, do cuộc sống bận rộn nên hầu hết mọi người chuẩn bị thức ăn từ trước để ăn trong ngày hoặc dùng thực phẩm chế biến sẵn. 

Bữa tối sớm

Ở Rome cổ, bữa tối được coi là bữa ăn chính trong ngày, ăn vào buổi chiều muộn khi mặt trời bắt đầu lặn. Lý do, con người cần có nhiều thời gian để nghỉ ngơi trước khi ngủ. Ăn muộn ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ.

Ăn bằng tay

Người cổ đại cho rằng ăn bằng tay không phải thô lỗ mà là thói quen cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Khi chúng ta cho thức ăn vào miệng qua năm ngón tay tạo thành tư thế yoga, kích hoạt các cơ quan cảm giác giữ năng lượng cân bằng. Nó cũng cải thiện hệ tiêu hóa, bởi khi bàn tay chạm vào thức ăn, não sẽ gửi tín hiệu đến cơ thể giải phóng các dịch tiêu hóa. Đây cũng là lý do khiến thức ăn có vị ngon hơn.

[Caption] dQƯDQ

Người cổ đại ăn bằng tay nên rửa sạch tay trước và sau bữa ăn.

Theo nhà dinh dưỡng Luke Coutinho, ăn bằng ngón tay giúp tâm trí kết nối với thức ăn tốt hơn. Người Ấn Độ có truyền thống ăn bằng tay. Họ cho rằng đây là cách thưởng thức món ăn thú vị và giúp hấp thụ nhiều dinh dưỡng.
Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Thu Vân - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP Điện Biên Phủ (Điện Biên). Ảnh: NVCC

'Trái ngọt' từ tình yêu nghề

GD&TĐ - Hơn 20 năm công tác, cô Nguyễn Thị Thu Vân - giáo viên Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Điện Biên) có nhiều đóng góp cho sự nghiệp “trồng người”.