70 năm phổ cập giáo dục đại học ở Trung Quốc

GD&TĐ - Trong hơn 70 năm qua, việc phổ cập giáo dục đại học tại Trung Quốc đã đạt nhiều thành tựu đáng kể.

Sinh viên tham dự hội chợ đại học tại Trung Quốc năm 2014.
Sinh viên tham dự hội chợ đại học tại Trung Quốc năm 2014.

Chỉ tính riêng năm 2021, 9 triệu sinh viên nước này đã tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, quá trình phổ cập cũng kéo theo nhiều thách thức.

Ông Li Angran, Trợ lý Giáo sư ngành Xã hội học tại Trường Đại học New York chi nhánh Thượng Hải, Trung Quốc, cho biết, kế hoạch phổ cập giáo dục đại học tại Trung Quốc bắt nguồn từ những năm 1950. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Chính phủ Trung Quốc đã tăng cường biện pháp phổ cập giáo dục đại học.

Quá trình này được thúc đẩy bởi nhiều nguyên nhân như mong muốn của chính phủ về việc phát triển nền kinh tế tri thức và cải thiện nguồn nhân lực quốc gia. Từ năm 2000, GDP của Trung Quốc tăng mạnh mẽ, dẫn đến nhu cầu ngày càng cao về lao động có trình độ học vấn.

Để đạt được mục tiêu trên, Chính phủ Trung Quốc đã đầu tư mạnh cho giáo dục đại học cả về cơ sở hạ tầng lẫn nguồn lực. Số lượng tuyển sinh đại học hàng năm đã tăng hơn 9 lần từ một triệu thí sinh vào năm 1997 lên 9,6 triệu vào năm 2020.

Đi kèm với đó là sự gia tăng đáng kể số lượng cơ sở giáo dục đại học. Năm 2021, tổng số sinh viên theo học đại học là 44,3 triệu. Theo điều tra dân số năm 2020, 15,5% người Trung Quốc hiện có bằng đại học trở lên.

Việc mở rộng giáo dục đại học đã có nhiều tác động tích cực đến nền kinh tế và xã hội của Trung Quốc. Đầu tiên là tăng khả năng tiếp cận các nguồn tài nguyên giáo dục, đặc biệt là đối với sinh viên nông thôn, sinh viên thuộc gia đình thu nhập thấp.

Ông Li chia sẻ: “Thách thức hiện nay là Trung Quốc có thể cải thiện chất lượng giáo dục đại học mà không làm mất ổn định hệ thống đang ngày một khuếch đại hay không. Điều này đòi hỏi đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu, đổi mới lẫn giảng dạy”.

Ngoài việc tăng tuyển dụng, chính phủ đã mở rộng các chương trình cho vay sinh viên và học bổng, cũng như đưa ra các khoản miễn giảm học phí và trợ cấp. Điều này đã cho phép nhiều cá nhân hơn tiếp cận giáo dục đại học và giúp giảm bất bình đẳng giáo dục.

Việc mở rộng giáo dục đại học cũng giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Trung Quốc. Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào việc cải thiện chất lượng giảng dạy và nghiên cứu trong các cơ sở giáo dục đại học, cũng như cung cấp nhiều nguồn lực hơn cho sinh viên. Điều này đã dẫn đến sự cải thiện rõ rệt về chất lượng sinh viên tốt nghiệp, từ đó giúp tăng khả năng cạnh tranh kinh tế của đất nước.

Tuy nhiên, nhiều học giả cho rằng, sau hơn 70 năm phổ cập giáo dục, sự phân bổ quyền tiếp cận giáo dục giữa các tầng lớp xã hội Trung Quốc là bất bình đẳng. Khi ngày càng có nhiều người có thể tiếp cận giáo dục đại học, sự cạnh tranh vị trí tại các trường đại học hàng đầu trở nên khốc liệt hơn và kết quả thường nghiêng về giới giàu có.

Bên cạnh đó, theo ông Li, sự mở rộng nhanh chóng của giáo dục đại học đã gây ra tình trạng dư thừa cử nhân, dẫn đến gia tăng tỷ lệ thất nghiệp sau khi ra trường và triển vọng dịch chuyển xã hội của giáo dục đại học. Một nghiên cứu cũng chỉ ra việc mở rộng giáo dục đại học sau năm 1998 đã làm tăng cao tỷ lệ thất nghiệp của cử nhân.

Cùng với đó là vấn đề suy giảm chất lượng giáo dục. Tốc độ mở rộng quá nhanh khiến một số cơ sở giáo dục hoạt động kém, thuê nhân viên không đảm bảo, từ đó suy giảm chất lượng giảng dạy và nghiên cứu.

Theo Sixth Tone

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Ronaldo và Messi văng khỏi danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Ronaldo và Messi đón tin kém vui

GD&TĐ - Bộ đôi siêu sao của bóng đá thế giới vắng mặt trong danh sách 20 cầu thủ xuất sắc nhất thế giới 2024.

Minh họa/INT

Truyện ngắn: Hậu phương yêu thương

GD&TĐ - Mấy hôm nay gió bấc đã tràn về đảo nhỏ. Lão gió gào thét lùng sục khắp các ngõ ngách, thấy cái gì cũng lật tung lên như thể để tìm kiếm thứ gì đó.