7 loại đồ ăn mà "chuyên gia ngộ độc" không bao giờ động đũa

Dưới đây là những lời khuyên của Bill Marler, luật sư có trên 20 năm kinh nghiệm trong các vụ kiện về ngộ độc thực phẩm, thắng kiện cho thân chủ của mình số tiền bồi thường trên 600 triệu USD, về các loại thực phẩm dù ngon đến mấy, nghiền đến mấy bạn cũng không nên động đũa đến thêm một lần nào nữa.

Các món như bittet tái là khoái khẩu với rất nhiều người nhưng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe đường ruột. Ảnh: Getty
Các món như bittet tái là khoái khẩu với rất nhiều người nhưng lại rất nguy hiểm cho sức khỏe đường ruột. Ảnh: Getty

Có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc trong các vụ kiện liên quan đến ngộ độc thực phẩm, chuyên gia Bill Marlet đơn giản là biết quá nhiều kinh nghiệm "đau thương" về thực phẩm để có thể có thói quen ăn uống một cách bừa bãi.

Luật sư này mới đây đã đăng tải một bài viết trên tờ Tạp chí Ngộ độc Thực phẩm ra thứ Bảy tuần trước, nêu rõ các loại thức ăn ông sẽ không bao giờ ăn, với bất cứ giá nào.

Từng giúp các thân chủ của mình giành hơn 600 triệu USD tiền bồi thường trong các vụ ngộ độc, Marler tuyên bố không bao giờ động đến các loại thực phẩm sau.

1. Hàu sống

7 loai do an ma

Hàu biển ăn dạng tươi sống là món khoái khẩu với rất đông thực khách, đặc biệt là cánh mày râu do giàu chất kẽm, giúp tăng cường "sinh lực".

Tuy nhiên, chuyên gia Marler cho biết, ông đã chứng kiến số vụ ngộ độc thực phẩm do ăn các loại sinh vật biển có vỏ như hàu trong vòng 5 năm qua nhiều hơn 2 thập kỷ trước đó.

Nguyên nhân là do tình trạng nước biển nóng lên, dẫn đến các loài vi sinh vật trong nước sinh sôi nảy nở mạnh hơn, dẫn đến việc ăn sống các loại hải sản như hàu không còn đảm bảo vệ sinh như trước nữa.

2. Rau củ được gọt rửa hay chế biến sẵn

7 loai do an ma

Marler cho biết ông tránh ăn những thứ trên như tránh dịch bệnh. Bởi đơn giản, việc rau củ càng qua nhiều khâu chế biến bao nhiêu thì cũng càng có nghĩa là có nhiều người bấy nhiêu đã động tay động chân vào nó trước khi bạn mua về, đồng nghĩa với việc gia tăng nguy cơ nhiễm độc thực phẩm.

3. Giá đỗ sống

7 loai do an ma

Các dịch ngộ độc do ăn giá đỗ sống xảy ra nhiều hơn bạn tưởng rất nhiều. Trong vòng 2 thập kỷ qua đã có 30 vụ dịch nhiễm khuẩn, chủ yếu là E. Coli (gây bệnh đường ruột) và Salmonella nổ ra từ việc ăn giá sống.

4. Thịt tái

7 loai do an ma

Marler cho biết ông không bao giờ gọi các món thịt của mình, như món bít tết, ở mức quá tái. Bởi theo chuyên gia này, thịt động vật cần phải được đun nấu tới nhiệt độ 160 độ C mới đủ để tiêu diệt hết các loại vi khuẩn gây bệnh đường ruột như E. coli.

5. Trứng sống

7 loai do an ma

Giống như thịt động vật ở trên, trứng sống cũng tồn tại nhiều nguy cơ nhiễm khuẩn nguy hiểm, đặc biệt là vi khuẩn Salmonella.

Trong quá khứ, đặc biệt là giai đoạn cuối thập kỷ 1980, đầu thập kỷ 1990, dịch nhiễm khuẩn Salmonella từng xuất hiện ở nhiều nơi mà sử dụng trứng sống, dưới nhiều hình thức khác nhau, là một trong những nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn.

6. Sữa và nước trái cây không qua tiệt trùng

7 loai do an ma

Trong những năm qua, có một trào lưu kêu gọi người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm sữa tươi và nước trái cây "nguyên chất" đến độ không qua quy trình xử lý tiệt trùng.

Với lý luận rằng quá trình tiệt trùng, vốn có tác dụng loại bỏ các vi khuẩn gây hại, sẽ đồng thời làm giảm đi phần lớn giá trị dinh dưỡng của sữa tươi và nước trái cây.

Theo chuyên gia Marler, sữa và nước trái cây nói riêng và đồ uống nói chung không qua tiệt trùng là rất nguy hiểm. Bởi sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm các loại vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng nguy hiểm.

Theo Tin Nhanh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Rosemarie Dehesa thường đăng video về việc cô ăn nhiều loại thực phẩm. Ảnh: Rosemarie Martin Dehesa/CNN

Lo ngại trước xu hướng mukbang

GD&TĐ - Từ 'mukbang' bắt nguồn từ sự kết hợp của các từ tiếng Hàn 'meokda', có nghĩa là ăn, và 'bangsong', có nghĩa là phát sóng.

Giới trẻ Trung Quốc bình thường hóa ly hôn như hẹn hò. Ảnh: Edition.cnn.com

Bùng nổ chụp ảnh... ly hôn

GD&TĐ - Nếu tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc đang ngày càng giảm mạnh thì tỷ lệ ly hôn lại gia tăng nhanh.

Ảnh: Quốc Bình

Cam Cao Phong

GD&TĐ - Bố khệ nệ mang về thùng cam mà đứa nào cũng… thờ ơ, dù chúng vừa chạy xe căng hải vượt 3 km từ trường về.