6 tác dụng lâu dài của thiền đối với não

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Chỉ sau một vài buổi thiền, bạn có thể cảm thấy bình tĩnh hoặc thanh thản hơn, nhưng khoa học nói gì về tác dụng lâu dài của bộ môn này?

Nếu bạn kiên trì và biến thực hành thiền thành thói quen đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy nó mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài. (Ảnh: ITN)
Nếu bạn kiên trì và biến thực hành thiền thành thói quen đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy nó mang lại rất nhiều lợi ích lâu dài. (Ảnh: ITN)

Nếu bạn kiên trì và biến thực hành thiền thành thói quen đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy nó mang lại rất nhiều lợi ích. Theo giới chuyên gia, thực hành thiền huấn luyện bộ não xây dựng và củng cố các đường dẫn thần kinh có tác động thực sự đến nhiều khía cạnh sức khỏe và tinh thần.

Dưới đây là những cách mà thiền định tác động tích cực đến não bộ về lâu dài.

Tăng khoảng thời gian chú ý và sự tập trung

Hàng triệu người Mỹ - cả trẻ em và người lớn - đã được chẩn đoán mắc chứng ADHD. Nhưng nhiều người không có chẩn đoán này cũng thỉnh thoảng thấy tâm trí họ lang thang. Hãy coi thiền như một bài tập tinh thần để tăng khả năng tập trung của bạn.

Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa sự chú ý trở lại hơi thở mỗi khi bạn cảm thấy tâm trí mình đang “đi chơi” đâu đó. Bằng cách này, bạn đang giúp tăng cường khả năng tập trung của não và rèn luyện lại bộ não nhằm tập trung tốt hơn vào nhiệm vụ trước mắt.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiền có một số tác dụng lâu dài khác nhau đối với sự chú ý và tập trung, bao gồm cải thiện khoảng chú ý và cải thiện độ chính xác trong việc hoàn thành nhiệm vụ.

Giảm lo âu

Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa sự chú ý trở lại hơi thở mỗi khi bạn cảm thấy tâm trí mình đang lang thang. (Ảnh: ITN)

Thiền chánh niệm liên quan đến việc đưa sự chú ý trở lại hơi thở mỗi khi bạn cảm thấy tâm trí mình đang lang thang. (Ảnh: ITN)

40 triệu người trưởng thành mắc chứng lo âu mỗi năm. Lo lắng có thể biểu hiện theo nhiều cách: mất ngủ, hoảng loạn, không thể tập trung, cảm thấy khó thở, tức ngực và đau đớn, hoặc chỉ là một cảm giác bất mãn, khó chịu nói chung.

Có nhiều cách khác nhau để giúp chống lại sự lo lắng, thiền là một trong số đó. Làm chậm hơi thở và tâm trí của bạn trong khi thiền định sẽ giúp loại bỏ những suy nghĩ đáng lo ngại và khôi phục lại cảm giác bình tĩnh, bình an nội tâm.

Khi bạn làm điều này nhiều lần theo thời gian, bạn đang rèn luyện bộ não của mình để trở lại trạng thái thư giãn và cân bằng hơn khi sự lo lắng len lỏi vào. Các nghiên cứu cho thấy thiền giúp điều chỉnh các phản ứng căng thẳng trong cơ thể.

Giảm trầm cảm

Trầm cảm không chỉ là cảm giác suy sụp. Nó còn gây suy nhược trầm trọng, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động bình thường hoặc cảm giác vui vẻ của một người. Không có gì đáng ngạc nhiên khi trầm cảm dẫn đến một loạt các triệu chứng và bệnh tật về thể chất.

Thực hành chánh niệm và thiền định đã được chứng minh là giúp giảm trầm cảm. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy nó có thể hiệu quả như thuốc chống trầm cảm trong việc kiểm soát bệnh này ở một số người.

Theo thời gian, thiền có thể thay đổi vỏ não trước trán và vùng amygdala của não, cả hai đều đóng vai trò không thể thiếu trong bệnh trầm cảm. Vỏ não trước trán trung gian (mPFC) chịu trách nhiệm giúp bạn xử lý thông tin về bản thân, trong khi hạch hạnh nhân kiểm soát phản ứng “chiến đấu hoặc bỏ chạy” của cơ thể.

Thiền rèn luyện bộ não trở nên bình tĩnh và tập trung, điều này giúp những người bị trầm cảm tách mình ra khỏi những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực.

Tăng chất xám trong não

Đối với hầu hết mọi người, vỏ não trước - vùng não liên quan đến việc ra quyết định và trí nhớ làm việc - bắt đầu co lại theo tuổi tác. Nhưng thiền có thể giúp bạn đảo ngược điều này. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng những thiền nhân 50 tuổi có lượng vỏ não trán tương đương với những người bằng nửa tuổi họ.

Một nghiên cứu cho thấy những người thực hành thiền chánh niệm chỉ 30 phút mỗi ngày trong 8 tuần đã tăng mật độ chất xám ở các vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát căng thẳng, ý thức về bản thân, sự đồng cảm và trí nhớ.

Tăng chất trắng trong não

Thiền đã được chứng minh là giúp tăng chất trắng trong não. (Ảnh: ITN)
Thiền đã được chứng minh là giúp tăng chất trắng trong não. (Ảnh: ITN)

Chất trắng trong não có nhiệm vụ giúp bạn suy nghĩ nhanh chóng, giữ thể chất cân bằng và đứng thẳng. Myelin, lớp cách điện của chất trắng, có thể bị phá vỡ do bệnh tật, tuổi tác hoặc căng thẳng kéo dài, do đó các tín hiệu cho phép bạn thực hiện những điều này khó truyền qua hơn.

Thiền đã được chứng minh là giúp tăng chất trắng trong não. Và khi chất trắng tăng lên, não của bạn sẽ phát triển các con đường thần kinh giao tiếp mạnh mẽ hơn, khỏe mạnh hơn giữa các khu vực khác nhau.

Giới chuyên gia không hứa rằng thiền sẽ giúp bạn trở nên thông thái ngay lập tức, tuy nhiên, với việc thực hành thiền định lâu dài, bạn sẽ được hưởng lợi từ sự gia tăng chất trắng giúp nâng cao cảm giác cân bằng và minh mẫn. Những điều này tạo ra sự khác biệt đáng kể đối với hoạt động và năng suất hàng ngày của bạn.

Tăng sóng não gamma

Sóng gamma là tần số nhanh nhất và mạnh nhất trong não, được thiết kế để giúp bạn xử lý thông tin. Khi bạn giải quyết được một vấn đề, có nhận thức mạnh mẽ hoặc rất tỉnh táo, đây là thời điểm sóng gamma bắt đầu hoạt động.

Một nghiên cứu cụ thể đã đo sóng não của những người thiền định cao cấp và quan sát thấy mức độ sóng gamma cao hơn bình thường. Điều này dẫn đến quyết kết luận: thiền định thực sự có thể làm tăng sóng gamma trong não.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng những người tạo ra mức sóng gamma cao hơn có xu hướng hạnh phúc hơn, dễ tiếp thu hơn và có khả năng tập trung tốt hơn.

Theo meetreflect.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ