Yoga rất tốt nhưng những người này không nên tập

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Yoga mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe thể chất, tinh thần cho mọi người, tuy nhiên yoga cũng có tác dụng phụ mà người bị bệnh nên biết.

Yoga giúp bạn đạt được trạng thái bình yên và bùng nổ sự tích cực trong cuộc sống. (Ảnh: ITN)
Yoga giúp bạn đạt được trạng thái bình yên và bùng nổ sự tích cực trong cuộc sống. (Ảnh: ITN)

Có một số thay đổi trong cơ thể mà bạn chắc chắn sẽ trải qua sau khi luyện tập yoga đều đặn. Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của yoga thể hiện đối với sức khỏe của bạn.

Shynee Narang, huấn luyện viên yoga nổi tiếng tại Ấn Độ gần đây đã lên mạng xã hội để chia sẻ một số dấu hiệu của việc luyện tập yoga thành công.

Bạn có năng lượng ổn định

Đôi khi, chúng ta cảm thấy mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng suốt cả ngày. Tuy nhiên, khi chúng ta đưa yoga vào cuộc sống, mức năng lượng sẽ dần tăng lên.

Chuyên gia chia sẻ rằng một trong những dấu hiệu chứng tỏ việc luyện tập yoga của bạn thành công là bạn cảm nhận được năng lượng tích cực nhất quán trong cơ thể khi thực hiện mọi việc. Bạn cảm thấy tươi mới, sôi nổi và hiệu quả trong tất cả các hoạt động trong ngày.

Đường ruột khỏe mạnh

Một số tư thế yoga cụ thể giúp xoa bóp tốt cho các cơ quan tiêu hóa của bạn, cải thiện lưu lượng máu và cung cấp oxy, hỗ trợ quá trình nhu động và thúc đẩy chuyển động của chất thải trong hệ thống của bạn. Nhu động ruột khỏe mạnh là kết quả của việc luyện tập yoga thường xuyên.

Bạn cảm thấy sảng khoái khi thức dậy

Chúng ta thường ngủ ngon lành 7-8 tiếng vào ban đêm chỉ để thức dậy với cảm giác mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng. Đây không phải là dấu hiệu của một cơ thể khỏe mạnh.

Năng lượng thấp càng khiến bạn rơi vào cái bẫy của lối sống ít vận động và thiếu năng suất trong suốt cả ngày. Bạn cũng có thể cảm thấy bất ổn về tâm trạng.

Nhưng sau khi tập yoga, nếu bạn bắt đầu thức dậy với cảm giác sảng khoái, hãy tự chúc mừng bản thân vì đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặt hái những lợi ích của bộ môn này.

Kinh nguyệt đều đặn

Các chuyển động cơ thể thông qua yoga giúp chức năng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. (Ảnh: ITN).

Các chuyển động cơ thể thông qua yoga giúp chức năng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. (Ảnh: ITN).

Các chuyển động cơ thể thông qua yoga giúp chức năng nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Hơn nữa, yoga cũng làm dịu cơn đau bụng kinh và hạn chế vấn đề kinh nguyệt không đều đồng thời cải thiện sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn theo nhiều cách khác nhau.

Yoga nhất quán giúp kiểm soát các vấn đề căng thẳng, lo lắng và trầm cảm của bạn, từ đó hỗ trợ kiểm soát mức độ tuyến thượng thận và cortisol trong cơ thể. Giảm căng thẳng dẫn đến kết quả là hormone cân bằng và do đó kinh nguyệt đều đặn.

Tâm trạng tốt hơn

Yoga mang lại sự hài hòa cho tinh thần và thể chất. (Ảnh: ITN).
Yoga mang lại sự hài hòa cho tinh thần và thể chất. (Ảnh: ITN).

Yoga dạy cho bạn nghệ thuật chánh niệm. Nó mang lại sự hài hòa cho tinh thần và thể chất. Bạn sẽ bắt đầu cảm thấy nhẹ nhàng hơn, hạnh phúc hơn và bình tĩnh hơn sau khi tập yoga.

Bạn sẽ bắt đầu chú ý đến những khoảnh khắc nhỏ bé xung quanh mình và thế giới vật chất sẽ không còn tác động đến bạn. Bạn sẽ chỉ cảm thấy hạnh phúc khi ngồi trong không gian làm việc của mình. Kỳ diệu nhất là bạn sẽ tìm thấy nhiều điều để biết ơn mỗi ngày.

Tác dụng phụ của tập yoga và những người không nên tập

Chấn thương lưng

Các động tác yoga liên quan đến cơ lưng khi thực hiện quá mạnh có thể gây ra tổn thương cho các đĩa đệm, đặc biệt là ở vùng thắt lưng của bạn.

Những người có tiền sử thoát vị đĩa đệm cần lưu ý khi thực hiện các động tác yoga. Ngoài ra, việc xoay lưng quá mức có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng đến cột sống.

Căng cơ

Căng cơ là một tình trạng phổ biến ở nhiều người khi mới bắt đầu tập luyện yoga. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng đa số là do sai tư thế, gây chấn thương khiến các cơ bị tổn thương hoặc có thể do bạn kéo cơ co giãn quá mức. Khi thực hiện các động tác như vậy, bạn chỉ nên dùng một lực kéo nhẹ, không nên ép bản thân quá mức cho phép.

Tăng nguy cơ bệnh cao huyết áp

Yoga có tác dụng làm giảm huyết áp, giúp các cơ trong cơ thể bước vào trạng thái nghỉ sâu.

Tuy nhiên, bạn nên tránh một số tư thế đứng, uốn cong lưng và đảo ngược, nó cũng có thể làm tăng huyết áp. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi tham gia một số bài tập yoga nâng cao nếu bạn có tiền sử bệnh tăng huyết áp.

Kiệt sức

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy mệt mỏi, đó là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang vận động quá sức với yoga. Sau khi tập yoga xong, bạn có thể cảm giác chóng mặt, buồn nôn, cơ thể bạn đang mất natri và chất điện giải.

Những người bị bệnh tim, huyết áp cao hoặc các bệnh mãn tính khác cũng nên tránh các tư thế yoga cực đoan. Ngoài ra, tập yoga với các tình trạng như loãng xương mãn tính, tăng huyết áp, các vấn đề về cột sống, mang thai có thể làm tăng thêm hoặc làm trầm trọng thêm các tình trạng này.

Bạn không nên thực hiện yoga ngay sau khi tập thể dục nặng, nên nghỉ ngơi nửa giờ trước khi tập yoga.

Theo healthshots.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ