5 hối tiếc lớn nhất của các tỷ phú thế giới

Nếu được làm lại, đa số tỷ phú tự thân đều muốn bắt đầu theo đuổi mục tiêu sớm hơn và có thể hành động táo bạo hơn.

Chip Wilson. Ảnh: CNBC.
Chip Wilson. Ảnh: CNBC.

Rafael Badziag (một tác giả và một chuyên gia tâm lý kinh doanh) đã dành 6 năm để phỏng vấn trực tiếp hơn 21 tỷ phú tự thân khắp nơi trên thế giới và ghi lại những nguyên tắc khiến họ thành công trong cuốn sách "The Billion Dollar Secret" (Bí mật tỷ đô). 

Trong hành trình của mình, Rafael Badziag nhận thấy các tỷ phú đều có những hối tiếc. Và đây là 5 hối tiếc phổ biến nhất của họ:

1. Không nhảy vào những cơ hội tuyệt vời

Nguy cơ rủi ro cao bao giờ cũng đi kèm với phần thưởng lớn. Nhưng bạn sẽ có một thời gian khó khăn để gặt hái phần thưởng nếu không hành động nhanh chóng.

Tim Draper, một tỷ phú và là đầu tư mạo hiểm đã có bài học lớn về điều này. Theo ông để thành công phải chọn một mục tiêu và theo đuổi nó, nhưng có lúc ông đã không hành động.

Lần đầu tiên ông quan tâm đến việc đầu tư vào Facebook là khi Sean Parker - chủ tịch đầu tiên của Facebook cho biết Facebook được định giá 20 triệu đôla.

Draper cuối cùng đã từ bỏ, và đó là một tiếc nuối của ông vì Facebook đã tăng giá trị lên gấp nhiều lần sau đó. "Khi bạn phát hiện ra một cơ hội tuyệt vời, đừng ngần ngại", Draper đúc kết.

2. Không sống trong hiện tại

Chip Wilson, người sáng lập công ty quần áo thể thao Lululemon, có một câu "thần chú": "Sống trong hiện tại", sau khi đã mất vài năm để đến được quan điểm này. Khi xây dựng công ty may mặc thể thao đầu tiên của mình, Wilson đã phải đấu tranh rất nhiều cho đến khi nhận thấy sự thay đổi trong cuộc sống:

"Tôi đã sống cuộc sống của mình trong quá khứ - lo lắng về những điều tôi đã làm trong quá khứ, hoặc tôi đang sống cuộc sống của mình trong tương lai, cứ băn khoăn không biết ngày mai ra sao.

Tôi không bao giờ đánh giá cao những người ở bên cạnh mình và những điều mình đã làm trong khoảnh khắc hiện tại. Có vẻ như tôi luôn ở trong chế độ sinh tồn.

Cuối cùng tôi nhận ra rằng tôi đã mất 40 năm cuộc đời mà không nói, "Ồ, cuộc sống của tôi có tuyệt không?""

Ngay khi Wilson thay đổi suy nghĩ, ông bắt đầu tự nhủ: "Tôi sống một cuộc sống tuyệt vời". Và nhờ nghĩ về cách mình có thể trở thành một người tốt hơn và tạo ra sự khác biệt trong thế giới, Wilson đã tiến lên.

3. Không bắt đầu sớm

Dù thành công, nhiều tỷ phú vẫn hối hận vì đã không theo đuổi mục tiêu sớm hơn.

Peter Hargreaves là người sáng lập Hargreaves Lansdown, công ty dịch vụ tài chính lớn nhất ở Anh. Khi được hỏi ông sẽ làm gì khác đi nếu có thể bắt đầu lại công việc kinh doanh của mình, Hargreaves trả lời: "Có lẽ, tôi sẽ bắt đầu sớm hơn".

Naveen Jain, tỷ phú thành lập công ty đầu tiên của mình khi đã gần 40 tuổi cũng nói: "Tôi ước thành lập công ty từ khi 20 tuổi, như thế tôi sẽ có thêm 20 năm kinh nghiệm để làm việc. Bởi tự làm, bạn sẽ học được nhiều hơn là nhìn người khác".

Jain giải thích: "Nếu bắt đầu từ năm 20 tuổi, có thể công ty đầu tiên của tôi thất bại, cái thứ hai cũng không thành công, nhưng cái thứ ba chắc chắn sẽ thành công".

Ron Sim, tỷ phú người Singapore cho rằng: "Không có thời điểm thích hợp để bắt đầu kinh doanh hoặc có con. Nhưng nếu bạn không hành động, sẽ không có gì xảy ra. Vì vậy, đừng chờ lúc thích hợp, bạn càng bắt đầu sớm kết quả sau này càng tốt".

4. Không táo bạo hơn

Tỷ phú cũng là con người. Họ không phải sinh ra đã chấp nhận rủi ro lớn nhất, bất chấp mọi nỗi sợ hãi. Khi được hỏi sẽ làm điều gì khác đi nếu được quay trở lại tuổi 21, Jack Cowin, người sáng lập công ty Competitive Foods Australia nói: "Tôi sẽ mạnh dạn hơn, mạo hiểm hơn.

Nỗi sợ thất bại và nợ nần khiến ta tỉnh táo hơn. Vì vậy, tôi tự tin mình có thể tìm đường đi qua mê cung. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải biết cân bằng giữa mạo hiểm và thận trọng, nếu không bạn sẽ thất bại.

5. Không thay đổi đủ nhanh

Frank Hasenfratz, người sáng lập công ty sản xuất phụ tùng ôtô Linamar cho rằng: "Mỗi ngày, bạn phải thay đổi. Nếu bạn không thay đổi, bạn sẽ chết. Hasenfratz nhận thức rõ thế giới đang thay đổi, và việc thích nghi với sự thay đổi là điều vô cùng cần thiết".

Để minh họa quan điểm của mình, Hasenfratz cho biết ông từng kiểm tra một tài liệu của Phòng Thương mại Canada từ năm 1964, khi ông bắt đầu kinh doanh riêng. Vào thời điểm đó, tài liệu liệt kê khoảng 100 nhà máy sản xuất. Nhưng bây giờ, gần như tất cả đã biến mất.

"Tôi đã làm trong ngành này 60 năm. Nếu bạn không nghĩ "Ngày mai tôi phải làm tốt hơn, phải có một sản phẩm khác hoặc một sản phẩm cao cấp hơn, bạn sẽ không thể tồn tại lâu dài"", ông nói.

Sai lầm và thất bại là cần thiết

Mặc dù có rất nhiều điều hối tiếc nhưng những tỷ phú này không bị ám ảnh bởi những thứ họ không làm. Hầu hết đều cho rằng, sai lầm và thất bại là không tránh khỏi.

Cowin cho rằng, nếu bạn chưa có vài thất bại chứng tỏ bạn chưa đủ cố gắng, bạn đã lười biếng. Vì vậy, bài học ở đây là tránh nhìn lại hành động của bạn theo cách tiêu cực. Thay vào đó, hãy tập trung vào những gì bạn có thể làm bây giờ để cải thiện tương lai.

Nói về những hối tiếc, Cowin cho rằng thái độ của mình là tích cực: "Nếu quay trở lại tuổi 21, tôi cũng không làm quá nhiều điều khác với những gì thực tế tôi đã làm. Nhưng có thể tôi sẽ chăm chỉ hơn. Điều quan trọng không phải là ám ảnh về những thứ đã không làm".

Theo Vnexpress

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Công ty TNHH DIGI TEXX Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ với các Trung tâm GDNN - GDTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang. Ảnh: CTV

Trung tâm GDTX - GDNN: Vực dậy cách nào?

GD&TĐ - Đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo… là những giải pháp căn cơ để các trung tâm GD nghề nghiệp - GD thường xuyên tồn tại và phát triển bền vững.

Hệ thống phòng không Patriot.

Nhận thêm Patriot để chặn Oreshnik?

GD&TĐ - Đức cùng Đan Mạch đã cung cấp cho Ukraine thêm 15 xe tăng Leopard, gửi một hệ thống IRIS-T SLS, một IRIS-T SLM và tăng cường Patriot.

Rashford công khai đòi rời Man Utd

Rashford công khai đòi rời Man Utd

GD&TĐ - Marcus Rashford tuyên bố "sẵn sàng cho thử thách mới" sau khi bị gạch tên khỏi trận Man Utd thắng Man City 2-1 ở vòng 16 Ngoại hạng Anh.