1. Sinh vật ngoài hành tinh chưa chắc hẳn là sinh vật trí tuệ bậc cao
|
Sinh vật ngoài hành tinh có thể chỉ là vi sinh vật đơn bào |
Chúng ta đánh giá khả năng tồn tại sự sống của một hành tinh qua sự có mặt của các hợp chất như nước, oxy hoặc carbon dioxide trong bầu khí quyển.
Nhưng cả khi chúng ta tìm thấy những hợp chất này cũng không nói lên được rằng sinh vật đó là sinh vật trí tuệ hay không. Một sinh vật đơn bào như trùng amip ngoài hành tinh vẫn có thể đang tồn tại nhưng không thể giao tiếp với chúng ta.
Các nhà khoa học chỉ ra rằng con người vẫn bị giới hạn bởi trí tưởng tượng nghèo nàn và cho rằng sự sống chỉ được cấu thành từ cacbon như mình. Một số nhà khoa học bi quan chỉ ra rằng các sinh vật bậc cao cũng sẽ không tồn tại được lâu dài do các vấn đề như nóng lên toàn cầu, thiếu thức ăn... trước khi con người kịp giao tiếp với họ.
2. Sao hỏa lại có thể hỗ trợ sự sống
|
Nước từng tồn tại trên sao Hỏa |
Nước được chứng minh đã từng bao phủ trên sao Hỏa, cách đây 4000 năm. Và ở hành tinh Đỏ cũng từng có những dòng sông và có thể là môi trường lý tưởng cho các vi sinh vật tồn tại. Điển hình như vi sinh vật Methanogens không cần oxy, ánh sáng hay nước để tồn tại để sản sinh ra khí Methane. Dựa vào nghiên cứu năm 2004, các nhà khoa học đặt ra câu hỏi liệu trên sao hỏa đã từng có các vi sinh vật này?
3. Ô nhiễm, phương pháp tìm các sinh vật bậc cao
|
Khí thải ô nhiễm chứng minh tồn tại nền văn minh của một hành tinh |
Cho đến nay, các nhà khoa học đã tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh bằng cách tìm kiếm những hành tinh ngoại giàu khí như oxy, carbon dioxide, và methane. Nhưng kể từ Kính viễn vọng Webb có thể phát hiện ra khí CFC phá hủy tầng Ozone, một số nhà nghiên cứu hiện nay cho thấy các sinh vật ngoài hành tinh có thể tồn tại ở những tầng khí quyển bị ô nhiễm.
Họ tin rằng cách tốt nhất để biết nếu một nền văn minh vẫn tồn tại là bằng cách tìm kiếm hàm lượng chất ô nhiễm trong bầu khí quyển. Chất ô nhiễm thường được tìm thấy trên một hành tinh quay quanh một ngôi sao lùn trắng (một ngôi sao đã chết, khoảng kích thước của Mặt Trời). Sao chết thường đồng nghĩa với nền văn minh đã chết, vì vậy việc tìm kiếm có thể phải chờ cho đến khi công nghệ của chúng ta phát triển cao hơn.
4. Nơi nào có đại dương - nơi đó có sự sống
Trái đất có một môi trường ổn định, hỗ trợ sự sống, nhưng trên Hỏa Tinh thì có nhiệt độ có thể dao động lên hơn 100 độ C. Sau đó phải kể đến sao Kim với nhiệt độ vô cùng nóng. Không phải nơi nào nằm trong vùng hỗ trợ sự sống trong một hệ mặt trời cũng có thể hỗ trợ sự sống.
Theo tiến sỹ David Stevens của Đại học East Anglia, "Đại dương đóng vai trò lớn trong việc kiểm soát khí hậu. Đại dương làm nhiệt độ bề mặt biến động chậm chạp theo mùa. Và chúng giúp đảm bảo biến động nhiệt độ trên một hành tinh được giữ ở mức chấp nhận được."
Đó là lý do tại sao chúng ta nên đưa sự có mặt của đại dương vào chỉ tiêu tìm kiếm sự sống ngoài hành tinh.
5. Các sinh vật đặc biệt sống tại những nơi không ngờ tới
|
Hành tinh khí khắc nghiệt cũng có thể tồn tại sự sống |
Các nhà thiên văn tìm kiếm sự sống trên hành tinh cách xa vùng hỗ trợ sự sống và các hành tinh này có thể có nhiệt độ vô cùng nóng hoặc lạnh. Các nhà khoa học chỉ ra một số hình thức sống cực nhỏ trên trái đất có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt cả trên mặt đất và trong không gian, chẳng hạn như vi khuẩn, địa y, và bào tử.
|
Sao Diêm Vương cũng đi qua vùng hỗ trợ sự sống trong chu kỳ quay của nó |
Điều này cho thấy rằng vùng sinh sống của một hành tinh có thể mở rộng xa hơn so với ban đầu tin tưởng. Nhưng chúng ta phải thay đổi suy nghĩ rằng các sinh vật đơn bào khó có thể tồn tại được trong điều kiện khắc nhiệt lai có thể phát triển mạnh hoặc ít nhất là có thể chịu đựng được điều kiện khắc nghiệt vào những thời điểm nhất định trong chu kỳ quay của hành tinh quanh ngôi sao trung tâm.
Theo VTC News