Đó là: Phải nhớ và hiểu kĩ phần lí thuyết, biết cách nhận biết vấn đề cùng với kĩ năng làm phần thực hành chính xác.
Trình bày bài làm phải đủ câu, đủ ý. Mỗi ý cần ngắn gọn và xúc tích, có dẫn chứng số liệu kèm theo.
Các thí sinh nên trình bày mỗi ý theo cách gạch đầu dòng để tránh bị sót ý và các thầy cô khi chấm bài cũng dễ đánh giá hơn.
Thí sinh phải vẽ biểu đồ phải rõ ràng, chính xác vì nếu vẽ biểu đồ sai thì phần nhận xét, giải thích cũng sẽ sai theo.
Thông thường, mỗi bài thi trong các kì thi đại học sẽ dài khoảng từ 8 đến 10 trang là hợp lí.
“Trong khi làm bài, thí sinh cần nhớ chính xác các số liệu liên quan đến nội dung trình bày nếu không thì không có điểm hoặc bị trừ điểm. Cách nhớ nhanh và lâu nhất các số liệu là phải chăm học, học đi học lại nhiều lần và tìm các ví dụ minh hoạ trong thực tế xã hội gắn với số liệu đó” - PGS. TS Đinh Văn Thanh nhắn nhủ.
“Chiêu” tránh mất điểm phần vẽ biểu đồ
Theo PGS.TS Đinh Văn Thanh, khi vẽ xong biểu đồ, thí sinh cần viết nhận xét và giải thích; nhưng chú ý là vẽ biểu đồ đúng thì nhận xét, giải thích mới được điểm còn vẽ sai thì nhận xét, giải thích không được điểm. Phần nhận xét đúng sẽ được từ 0,5 - 0,75 điểm.
Khi nhận xét, thí sinh phải nêu được 3 ý lớn: Nhận xét khái quát chung về biểu đồ. Ví dụ xu hướng tăng hay giảm, phân bố đều hay không đều)
Nhận xét về cấu trúc bên trong của biểu đồ có đặc điểm gì tương ứng với chỉ tiêu trong đề bài đã đặt ra.
Nhận xét quá trình, diễn biến từ năm đầu đến năm cuối
Phần giải thích, thí sinh phải giải thích được nguyên nhân tại sao lại có những nhận xét như trên.
Với câu thực hành, thí sinh nên dành từ 40 - 45 phút để làm bài.
Chuẩn bị kiến thức cho câu thực hành
Để làm tốt câu thực hành, PGS Đinh Văn Thanh cho rằng, thí sinh cần phải chuẩn bị những kiến thức:
Phải có kiến thức về kĩ năng tính toán nhanh, chính xác, nhất là tính cơ cấu quy ra phần trăm, tính quy mô, tính bán kính vòng tròn…
Nắm bắt được mối quan hệ logic giữa các thành phần theo yêu cầu của đề bài như tổng số dân thì sẽ gồm dân thành thị cộng với dân nông thôn, diện tích lúa cả năm sẽ bằng diện tích lúa mùa cộng với diện tích lúa đông xuân và diện tích lúa hè thu…
Cần nhớ kĩ “cách nhận biết” khi vẽ từng dạng biểu đồ dựa vào cách hỏi và các số liệu đã cho của đề bài.
Ví dụ: Đề bài hỏi vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện quy mô, cơ cấu thì chắc chắn là biểu đồ hình tròn; nhưng đề bài hỏi vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự thay đổi cơ cấu thì chắc chắn đó là biểu đồ miền,…
Khi viết nhận xét, giải thích biểu đồ để được điểm cao tuyệt đối thì ngoài các kiến thức phân tích biểu đồ, dựa vào số liệu của đề bài thì cần có thêm kiến thức hiểu biết khác về thực tiễn xã hội có liên quan.
Phần còn lại là phần thực hành, trong đó phần vẽ biểu đồ được 1,5 - 2,0 điểm; còn phần nhận xét, giải thích được 1,0 - 1,5 điểm.
Như vậy, câu thực hành sẽ được nhiều điểm nhất, còn phần lí thuyết nhiều điểm nhưng được chia thành nhiều câu nhỏ”
PGS.TS Đinh Văn Thanh