5 cách kỷ luật trẻ an toàn và hiệu quả

0:00 / 0:00
0:00

GD&TĐ - Trong vô vàn những cuốn sách về cách nuôi dạy và chiến lược kỷ luật con, các chuyên gia đã đúc rút 5 loại hình kỷ luật hiệu quả cơ bản.

Không có một hình thức kỷ luật nào phù hợp với tất cả trẻ em hoặc tất cả các gia đình và trong mọi tình huống. (Ảnh: ITN).
Không có một hình thức kỷ luật nào phù hợp với tất cả trẻ em hoặc tất cả các gia đình và trong mọi tình huống. (Ảnh: ITN).

Thực tế, việc xác định hình thức kỷ luật nào phù hợp với gia đình bạn nên là lựa chọn cá nhân dựa trên tính khí của bạn, tính khí của con bạn và triết lý kỷ luật của gia đình bạn.

Không có hình thức kỷ luật nào phù hợp với tất cả trẻ em hoặc tất cả các gia đình và trong mọi tình huống. Có khả năng là bạn sẽ áp dụng cách tiếp cận chiết trung, trong đó bạn sử dụng một số kỹ thuật khác nhau từ mỗi loại hình kỷ luật.

Dưới đây là 5 hình thức kỷ luật điển hình mà bạn nên tham khảo.

Kỷ luật tích cực

Kỷ luật tích cực dựa trên sự khen ngợi và khuyến khích. Thay vì tập trung vào hình phạt, cha mẹ dạy các kỹ năng giải quyết vấn đề và làm việc với con cái của họ để phát triển các giải pháp.

Kỷ luật tích cực sử dụng các cuộc họp gia đình và cách tiếp cận có thẩm quyền để giải quyết các vấn đề về hành vi.

Ví dụ, một đứa trẻ 6 tuổi không chịu làm bài tập về nhà, phụ huynh sử dụng kỷ luật tích cực có thể ngồi xuống với đứa trẻ và nói: “Mẹ biết cô giáo của con muốn con hoàn thành bài toán tối nay nhưng con không muốn làm. Vậy chúng ta có thể làm gì để để cô giáo và các bạn biết rằng bạn con đã hoàn thành bài tập về nhà đúng hạn?”.

Kỷ luật nhẹ nhàng

Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề, giúp trẻ tránh khỏi hành vi xấu. (Ảnh: ITN).

Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề, giúp trẻ tránh khỏi hành vi xấu. (Ảnh: ITN).

Kỷ luật nhẹ nhàng tập trung vào việc ngăn ngừa các vấn đề, giúp trẻ tránh khỏi hành vi xấu. Khi làm sai, trẻ phải nhận hậu quả, nhưng kỷ luật nhẹ nhàng không phải là để trẻ cảm thấy xấu hổ.

Thay vào đó, cha mẹ thường sử dụng sự hài hước để đánh lạc hướng trẻ. Trọng tâm của kỷ luật nhẹ nhàng là cha mẹ quản lý cảm xúc của chính họ trong khi giải quyết hành vi sai trái của trẻ.

Ví dụ, một đứa trẻ không chịu làm bài tập về nhà, phụ huynh sử dụng kỷ luật nhẹ nhàng có thể phản ứng một cách hài hước bằng cách nói: “Con có muốn viết một bài văn dài hai trang giải thích lý do tại sao con không muốn làm toán tối nay không?”.

Khi tình huống đã được giải quyết ổn thỏa, phụ huynh sẽ đề nghị được xem bài toán cùng với đứa trẻ và cùng thảo luận về việc hoàn thành nó.

Kỷ luật dựa trên ranh giới

Kỷ luật dựa trên ranh giới tập trung vào việc đặt ra các giới hạn và đưa ra quy tắc rõ ràng từ trước. Sau đó, trẻ em được đưa ra lựa chọn và có những hậu quả rõ ràng đối với hành vi sai trái, chẳng hạn như hậu quả hợp lý hoặc hậu quả tự nhiên.

Ví dụ, một đứa trẻ không chịu làm bài tập về nhà, phụ huynh sử dụng kỷ luật dựa trên ranh giới sẽ đặt ra giới hạn và làm rõ hậu quả bằng cách nói: “Con sẽ không được sử dụng bất kỳ thiết bị điện tử nào của con tối nay cho đến khi con hoàn thành công việc”.

Sửa đổi hành vi

Sửa đổi hành vi tập trung vào hậu quả tích cực và tiêu cực. Hành vi tốt được củng cố bằng lời khen ngợi hoặc phần thưởng. Hành vi sai trái không được khuyến khích thông qua hậu quả tiêu cực, chẳng hạn như mất đặc quyền.

Ví dụ, một đứa trẻ không chịu làm bài tập về nhà, cha mẹ sử dụng phương pháp điều chỉnh hành vi có thể nhắc nhở trẻ về bất kỳ phần thưởng nào đã được sắp xếp trước bằng cách nói: “Hãy nhớ rằng, sau khi con làm xong bài tập về nhà, con có thể sử dụng máy tính trong 30 phút". Lời khen ngợi sẽ được đưa ra nếu đứa trẻ chọn tuân thủ.

Huấn luyện cảm xúc

Trẻ em nên biết cảm xúc của chúng là bình thường và cha mẹ giúp dạy chúng những cách thích hợp để đối phó với cảm xúc của mình. (Ảnh: ITN).
Trẻ em nên biết cảm xúc của chúng là bình thường và cha mẹ giúp dạy chúng những cách thích hợp để đối phó với cảm xúc của mình. (Ảnh: ITN).

Huấn luyện cảm xúc là một quy trình kỷ luật tập trung vào việc dạy trẻ em về cảm xúc. Khi những đứa trẻ hiểu được cảm xúc của chúng, chúng có thể diễn đạt bằng lời nói hơn là hành động.

Trẻ em nên biết cảm xúc của chúng là bình thường và cha mẹ giúp dạy chúng những cách thích hợp để đối phó với cảm xúc của mình.

Chẳng hạn như khi một đứa trẻ không chịu làm bài tập về nhà, sử dụng phương pháp huấn luyện cảm xúc, cha mẹ giúp trẻ xác định cảm xúc bằng cách nói: “Mẹ biết con buồn vì con không thể chơi và con phải làm bài tập về nhà. Môn toán có thể khó và khiến con bực bội khi con không biết cách giải hoặc mất nhiều thời gian để làm bài. Hãy thử nói ra cảm giác của con khi làm bài tập toán nhé.”

Theo verywellfamily.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Thường xuyên chấm bài và soạn giáo án điện tử, mắt của cô Nguyễn Thị Mai Hương mờ, yếu và tăng độ.

Cách bảo vệ mắt hiệu quả

GD&TĐ - Khi nhắc đến bệnh nghề nghiệp của giáo viên, nhiều người thường nghĩ đến: Khàn giọng, mất tiếng, viêm thanh quản, giãn tĩnh mạch chân do đứng nhiều.