Thời xưa, các gia đình đều rất coi trọng việc sinh con trai nối dõi để duy trì dòng tộc. Tuy nhiên, xã hội hiện đại ngày nay đã thay đổi khái niệm đặt đàn ông lên trước phụ nữ. Ngày càng có nhiều người ủng hộ việc đàn ông và phụ nữ bình đẳng, con trai và con gái đều giống nhau.
Dù vậy, vẫn còn tồn tại một số gia đình vẫn ưu tiên việc sinh con trai với mong muốn có người "chống gậy" khi về già.
Tuy nhiên có những gia đình, việc sinh con trai lại là điều khá nguy hiểm bởi có những căn bệnh di truyền có tỉ lệ truyền lại cho con trai cao hơn con gái và có ảnh hưởng đến tương lai của trẻ.
Theo quan điểm di truyền: Sự ra đời của bé trai và bé gái là khác nhau
Giới tính của thai nhi chủ yếu phụ thuộc vào nhiễm sắc thể của tinh trùng nam. Từ thời điểm tinh trùng và trứng được kết hợp, giới tính của em bé đã được xác định. Nó cũng xác định các đặc điểm di truyền nhất định, chẳng hạn như ngoại hình và màu da của em bé.
Tuy nhiên, một số bệnh di truyền cũng có xu hướng "đặt đàn ông lên hàng đầu" tức là dễ di truyền sang nam giới hơn nữ giới. Đối với những gia đình mắc các bệnh như vậy, việc sinh con gái sẽ an toàn hơn con trai.
Các loại bệnh sau đây có nhiều khả năng truyền sang nam giới
1. Bệnh máu khó đông
Bệnh máu khó đông là một bệnh di truyền, gây ra rối loạn chức năng đông máu và chảy máu.
Nguyên nhân sâu xa là vì do thiếu yếu tố đông máu trong chuỗi 12 yếu tố giúp đông máu. Người mắc bệnh máu khó đông khi bị thương nhẹ và chảy máu, máu không thể dễ dàng ngừng và đông lại, và cuối cùng bệnh nhân có thể chết do chảy máu quá nhiều.
Trong các loại phổ biến nhất của bệnh máu khó đông, gen bị lỗi nằm trên nhiễm sắc thể X. Mọi người đều có hai nhiễm sắc thể giới tính, một từ cha và một từ mẹ. Con gái thừa hưởng một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể X từ cha, con trai nhận một nhiễm sắc thể X từ mẹ và một nhiễm sắc thể Y từ cha.
Điều này có nghĩa là bệnh máu khó đông hầu như luôn xảy ra ở các bé trai và được truyền từ mẹ sang con thông qua một trong các gen của mẹ.
2. Bệnh mù màu
Bệnh mù màu là một trong những bệnh phổ biến, nhưng nó sẽ không gây nguy hiểm cho cuộc sống của bệnh nhân, vì vậy mọi người không quá chú ý đến nó.
Lý do tại sao đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh mù màu hơn phụ nữ có liên quan với gen, vì bản thân mù màu là do di truyền lặn trên nhiễm sắc thể X, do đó khả năng mắc bệnh ở nam giới sẽ cao hơn.
Tuy nhiên, nếu cả hai vợ chồng đều mang gen gây bệnh cùng một lúc và phụ nữ có gen bệnh trên cả hai nhiễm sắc thể X, thì con gái cũng có thể bị bệnh.
Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh của nam giới là cao nhất, khoảng 14 lần so với phụ nữ.
3. Hói đầu
Hói đầu còn được gọi là "rụng tóc có nguồn gốc androgen" trên lâm sàng và các yếu tố chính của nó là: di truyền, tuổi tác và chuyển hóa hormone.
Nguy cơ hói đầu ở nam cao hơn đáng kể so với nữ giới và nguyên nhân của tình trạng này có liên quan đến di truyền.
Ở những người mang gen hói di truyền, lượng Dihydrotestosterone luôn ở mức cao. Đây chính là “kẻ thù” gây suy yếu tế bào mầm tóc, làm gián đoạn quá trình mọc tóc. Hơn nữa, khi thần kinh nội tiết nam bị rối loạn, những “kẻ gây hại” này tiếp tục được tăng sinh.
Trong quá trình “càn quét” tế bào mầm tóc, chúng cũng tấn công vào nang tóc khiến nang tóc co lại, lớp màng bảo vệ da đầu trở nên dày hơn, cản trở sự lưu thông máu từ các mao mạch đến nuôi nang tóc. Hậu quả là, nang tóc teo dần khiến tóc mọc yếu, mảnh và rụng nhanh.
Cùng với tác dụng của androgen trong cơ thể, chứng hói đầu cũng phổ biến hơn phụ nữ.
4. Loạn dưỡng cơ
Đây cũng là một bệnh di truyền, và nó là một bệnh di truyền gen duy nhất.
Nguyên nhân bệnh loạn dưỡng cơ Duchenne do có vấn đề trong các gen của của người bệnh, do các gen này chứa thông tin cơ thể cần để tạo ra protein, thực hiện nhiều chức năng cơ thể khác nhau.
Cơ chế như sau: do đột biến gen Dystrophin nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vị trí Xp21.2. Gen Dystrophin dài 2400kb (gen dài nhất ở người), gồm 79 exon chịu trách nhiệm tổng hợp protein Dystrophin. Protein này có chức năng bảo vệ tế bào cơ, giữ cho màng sợi cơ được vững chắc, không bị tổn hại.
Các đột biến có thể xảy ra trên gen Dystrophin là đột biến mất đoạn, đột biến điểm, chuyển đoạn, mất đoạn nhỏ và mất đoạn là đột biến hay gặp nhất.
Tình trạng này phổ biến hơn ở các bé trai do cơ chế di truyền gen loạn dưỡng cơ Duchenne cho con. Nó có nghĩa là những gì các nhà khoa học gọi là một bệnh liên quan đến giới tính bởi vì nó có mối liên hệ với các nhóm gen, được gọi là nhiễm sắc thể, xác định xem em bé là trai hay gái.
Trong trường hợp bình thường, các triệu chứng sẽ dần xuất hiện vào khoảng 5 tuổi và hiện tại không có cách chữa trị căn bệnh này.
Sự xuất hiện của bốn bệnh trên có liên quan mật thiết đến nhiễm sắc thể, vì vậy tỷ lệ mắc bệnh nam giới thường cao hơn nữ giới, nhưng điều này không có nghĩa là phụ nữ sẽ không bị bệnh, cũng không có nghĩa là bất kỳ ai cũng sẽ bị di truyền.
Làm thế nào để tránh các bệnh di truyền?
Cách tốt nhất để tránh hoàn toàn các bệnh di truyền là không có con. Nhưng đối với đại đa số các gia đình và cá nhân, việc không có con có thể là một nỗi đau trong tâm trí của mọi người.
Do đó, việc người mắc một bệnh di truyền có nên sinh con không chỉ là vấn đề y tế, mà còn là vấn đề xã hội.
Tất nhiên, nếu bệnh di truyền ít ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của đứa trẻ trong tương lai, thì đó là điều may mắn. Nếu không có bệnh di truyền, thì tất cả đều hạnh phúc.
Để tránh tác hại do bệnh di truyền gây ra, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về bệnh di truyền trước khi sinh. Ngày nay, y học hiện đại có thể sử dụng xét nghiệm di truyền để xác định các vấn đề di truyền ở cha mẹ đang chuẩn bị mang thai, hoặc tình trạng di truyền ở thai nhi chưa trưởng thành, để ngăn chặn mất mát kịp thời và tối đa hóa cơ hội sinh con khỏe mạnh.