4 cách chữa lành khi mẹ và con gái xung đột

GD&TĐ - Không cứ gì mẹ chồng – nàng dâu, ngay cả mối quan hệ mẹ đẻ và con gái đôi khi cũng không êm đềm như trong các bộ phim lãng mạn về gia đình.

Một trong những vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ mẹ con độc hại là thiếu ranh giới. (Ảnh: ITN).
Một trong những vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ mẹ con độc hại là thiếu ranh giới. (Ảnh: ITN).

Có một sự thật rằng những mối quan hệ không hoàn toàn lạm dụng cũng có thể gây độc hại và gây bất lợi cho hạnh phúc của bạn.

Không ít phụ nữ trưởng thành phải vật lộn với những bà mẹ làm suy yếu lòng tự trọng của họ, và chính họ cũng lặp lại những thói quen độc hại từ thời thơ ấu.

Bài viết này chỉ ra 4 chiến lược bạn có thể sử dụng để xây dựng mối quan hệ lành mạnh hơn với mẹ hoặc con gái mình.

Đặt ranh giới mạnh mẽ và thực thi chúng

Một trong những vấn đề lớn nhất trong mối quan hệ mẹ con độc hại là thiếu ranh giới. Vậy nên việc đặt ra những ranh giới lành mạnh có thể giúp bạn lấy lại cảm giác tự lập và độc lập với mẹ.

Bước đầu tiên là quyết định ranh giới của bạn là gì, ví dụ không thảo luận về một số chủ đề nhất định hay hạn chế giao tiếp trong gia đình.

Hãy suy nghĩ về những khía cạnh nào trong mối quan hệ của bạn với mẹ khiến bạn đau buồn nhất và giải quyết những khía cạnh đó trước tiên.

Bước tiếp theo là truyền đạt những ranh giới đó với mẹ bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần cho việc bà ấy sẽ không phản ứng tốt lúc đầu.

Việc mẹ bạn vượt quá giới hạn có thể xuất phát từ tình yêu thương và bà phải mất một thời gian để nhận ra những gì bà cho là tốt nhất cho bạn nhưng không phù hợp với bạn. Vì thế, hãy cố gắng truyền đạt ranh giới của bạn một cách chắc chắn và không phán xét.

Luôn thực thi các ranh giới mà bạn đặt ra. Mẹ bạn có thể sẽ phải mất một thời gian để làm quen với chúng và sẽ cố tình thử thách quyết tâm của bạn hoặc quên mất ranh giới.

Một việc đơn giản bạn có thể làm là chủ động kết thúc giữa cuộc trò chuyện nếu mẹ bạn nhắc đến chủ đề mà bạn yêu cầu bà không thảo luận, điều này sẽ truyền tải thông điệp rằng bạn nghiêm túc về hướng đi mới cho mối quan hệ.

Cởi mở về nhu cầu của bạn

Một phần của quá trình hàn gắn mối quan hệ độc hại hoặc không lành mạnh là hàn gắn mối quan hệ của bạn với chính mình. (Ảnh: ITN).
Một phần của quá trình hàn gắn mối quan hệ độc hại hoặc không lành mạnh là hàn gắn mối quan hệ của bạn với chính mình. (Ảnh: ITN).

Một trong những vấn đề lớn nhất khiến mẹ và con gái xung đột là khó truyền đạt nhu cầu của họ.

Rất có thể, mẹ khiến bạn cảm thấy như thể nhu cầu của bạn không quan trọng hoặc kém quan trọng hơn nhu cầu của bà, vì vậy bạn thậm chí có thể gặp khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu của mình trong các mối quan hệ khác.

Một phần của quá trình hàn gắn mối quan hệ độc hại hoặc không lành mạnh là hàn gắn mối quan hệ của bạn với chính mình. Bạn xứng đáng được bày tỏ nhu cầu của mình trong các mối quan hệ và được đáp ứng.

Hãy thực hành một cách có ý thức để thể hiện nhu cầu của bạn trong các mối quan hệ. Bắt đầu từ việc nhỏ như chọn một nhà hàng khi một người bạn hỏi bạn muốn ăn ở đâu và chuyển sang những nhu cầu lớn hơn, dễ bị tổn thương hơn.

Học cách đứng lên bảo vệ bản thân không phải chuyện một sớm một chiều mà là một phần quan trọng trong quá trình chữa lành.

Chăm sóc bản thân

Quá trình nhận ra bạn đang ở trong một mối quan hệ mẹ con độc hại và nỗ lực hàn gắn mối quan hệ đó có thể khiến bạn rất mệt mỏi về mặt cảm xúc, đặc biệt nếu năng lượng của bạn đã cạn kiệt do phải quản lý một mối quan hệ khó khăn trong thời gian dài.

Xây dựng quy trình tự chăm sóc bản thân sẽ giúp bạn quản lý những cảm xúc khó khăn khi giải quyết các vấn đề trong mối quan hệ. Việc chăm sóc bản thân thường xuyên cũng có thể giúp bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng và sẵn sàng đương đầu với những thử thách khác trong cuộc sống.

Nhiều người lớn lên với mối quan hệ độc hại với cha mẹ gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân vì họ có thói quen đặt nhu cầu của cha mẹ lên trên nhu cầu của mình. Thế nên, việc chăm sóc sức khỏe của bản thân chắc chắn sẽ giúp bạn hàn gắn vết thương sau nhiều năm có mối quan hệ độc hại.

Khái niệm tự chăm sóc bản thân bao gồm thể chất và tinh thần. Ưu tiên các hoạt động giúp bạn cảm thấy thoải mái về thể chất, chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, ăn uống lành mạnh và uống nước.

Bạn cũng nên quan tâm đến sức khỏe tinh thần của mình. Ưu tiên những việc khiến bạn cảm thấy dễ chịu, chẳng hạn như thăm khám trị liệu, thiền định và sở thích sáng tạo.

Nói chuyện với cố vấn hoặc nhà tâm lý học

Nếu cả bạn và mẹ bạn đều sẵn sàng xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn, bạn có thể xây dựng lại thông qua giao tiếp. (Ảnh: ITN).
Nếu cả bạn và mẹ bạn đều sẵn sàng xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn, bạn có thể xây dựng lại thông qua giao tiếp. (Ảnh: ITN).

Việc loại bỏ các yếu tố độc hại trong các mối quan hệ thường phải mất nhiều tháng, nếu không muốn nói là nhiều năm.

Mối quan hệ độc hại giữa cha mẹ và con cái thường nảy sinh do các vấn đề sức khỏe tâm thần mà cha mẹ có thể đã trải qua, chẳng hạn như bị bỏ rơi hoặc bị chấn thương tâm lý và chưa bao giờ được giải quyết trước đây. Trải qua những mối quan hệ không lành mạnh có thể gợi lại những ký ức đau buồn cho mẹ bạn.

Nhận được ý kiến ​​đóng góp của một cố vấn chuyên nghiệp sẽ hữu ích cho cả bạn và mẹ bạn. Một nhà tâm lý học sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề tình cảm và xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn.

Thực tế, hàng triệu phụ nữ trên thế giới phải vật lộn với những khuôn mẫu độc hại trong mối quan hệ với mẹ của họ cho đến khi trưởng thành.

Nếu cả bạn và mẹ bạn đều sẵn sàng xây dựng một mối quan hệ lành mạnh hơn, bạn có thể xây dựng lại thông qua giao tiếp, ranh giới chặt chẽ và sự giúp đỡ của chuyên gia tư vấn hoặc nhà tâm lý học. Quá trình này không hề dễ dàng nhưng nó có thể giúp bạn cảm thấy yên tâm và tự tin hơn.

Theo counsellinginmelbourne.com

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ