Đó là ý kiến của TS Hà Văn Sinh – Giảng viên chính Khoa Ngoại ngữ Trường Đại học Phú Yên, Giám đốc Trung tâm Ngoại ngữ Phát triển tri thức Cộng đồng.
Được biết, TS Sinh là người có gần 35 năm tham gia công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ, nhiều năm quản lý chuyên môn ở cấp tổ, khoa và 20 năm xây dựng và phát triển được một đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm (NLSP) cao của một trung tâm ngoại ngữ hàng đầu tại Nha Trang (Khánh Hòa).
Theo TS Hà Văn Sinh, NLSP của một GVNN nói chung phải có đầy đủ các yếu tố sau:
Thứ nhất, khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt kết hợp với sự hiểu biết đầy đủ về ngôn ngữ và văn hóa của ngoại ngữ đang dạy. Đây là khả năng sử dụng các kỹ năng giao tiếp (nghe – nói – đọc – viết) bằng ngoại ngữ đang dạy một cách lưu loát, chính xác, kết hợp với kiến thức đầy đủ về hệ thống ngôn ngữ (ví dụ tiếng Anh) cùng mối quan hệ gắn bó giữa ngôn ngữ và văn hóa của các nước sử dụng ngoại ngữ đó.
Thứ hai, khả năng giảng dạy ngoại ngữ hiệu quả bao gồm sự hiểu biết đầy đủ về người học, tạo được môi trường ngoại ngữ tích cực trên lớp (positive language environment/ language-rich environment).
Theo đó, để hình thành được khả năng giảng dạy ngoại ngữ, mỗi giáo viên cần trang bị cho mình một số kỹ năng như: Mô tả và giải thích đươc hệ thống ngôn ngữ của ngoại ngữ đang dạy.
Có hiểu biết sâu rộng về các nguyên tắc, quan điểm giảng dạy và học ngoại ngữ, về quá trình tiếp thu và phát triển ngôn ngữ/ngoại ngữ của người học
Đặc biệt có sự hiểu biết đầy đủ về Quan điểm Giao tiếp trong giảng dạy tiếng Anh (Communicative Language Teaching – CLT) để có thể sử dụng hiệu quả các sách giáo khoa hiện đại và thực hiện chiến lược phát triển năng lực sử dụng ngoại ngữ cho người học
Hiểu và sử dụng được nhiều kỹ thuật giảng dạy khác nhau, kể cả kỹ thuật áp dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng và trình bày – tổ chức hoạt động trong lớp học
Hiểu rõ nhu cầu, điều kiện học tập của người học để thiết kế, thực hiện bài giảng và đánh giá được hiệu quả bài giảng; liên kết với các điều kiện học tập nâng cao năng lực ngoại ngữ ngoài lớp học
Có khả năng trình bày tốt; Kích thích được động cơ học tập và sự tương tác bằng ngoại ngữ giữa GV – HS hoặc HS – HS trên lớp
Sử dụng tốt và phù hợp các kỹ thuật quản lý lớp; Hiểu rõ khung đánh giá năng lực CEFR, biết cách đánh giá năng lực ngôn ngữ của người học và có các biện pháp đánh giá chính xác năng lực này của người học
Thứ ba, khả năng tự điều chỉnh để phát triển (tự đánh giá hiệu quả giảng dạy và thử cải tiến) bao gồm khả năng hợp tác và ý thức chia sẻ.
Một trong những khác biệt giữa một giáo viên có nhiều và có ít kinh nghiệm là khả năng tự đánh giá được hiểu quả bài dạy của mình, phát hiện được cái cần cải tiến để tìm tòi học hỏi và thử nghiệm các cải tiến.
Để có được khả năng này, GVNN cần có đầy đủ 2 khả năng vừa trình bày trên, kết hợp với kỹ năng quan sát – đánh giá tiết học (classroom observation skills).
Khả năng hợp tác và chia sẻ
Mức độ thành công của một dự án, kế hoạch xây dựng và tăng cường đội ngữ giảng viên tùy thuộc vào mức độ phát huy các khả năng nói trên của một giáo viên.