Làm giàu từ thế mạnh địa phương
Mô hình kinh tế tập thể sản xuất chè khô tại xã Minh Tiến và xã Phú Cường, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã trọng tâm tổ chức tập huấn, hỗ trợ chế phẩm sinh học của Mỹ, xây dựng mô hình kinh tế tập thể phát triển sản xuất chè theo hướng hữu cơ, đồng thời phát huy thế mạnh của địa phương.
Lý do lựa chọn mô hình này bởi trước đây, những mô hình sản xuất chè khô đều manh mún, áp dụng phương pháp chăm sóc truyền thống, chạy theo thị yếu thị trường, nên giá trị sản phẩm thấp, chất lượng không cao.
Sau đó, tỉnh Đoàn Thái Nguyên đã lựa chọn xã Minh Tiến và Phú Cường để xây dựng mô hình kinh tế sản xuất chè khô với mục tiêu xây dựng mô hình kinh tế tập thể, dựa trên việc phát huy thế mạnh của địa phương là cây chè;
Mô hình được thực hiện trên cơ sở vận động các hộ phát triển nhỏ lẻ thành mô hình liên kết sản xuất từ 15-20 hộ/01 mô hình; Tổ chức Đoàn của tỉnh đã hỗ trợ trực tiếp cho mô hình các hệ thống tưới cây tự động trên 2,5ha; hỗ trợ việc thu mua phân bón tại các trang trại để cải tạo đất (trên 60 triệu đồng);
Trên cơ sở kết quả phân tích đánh giá, lựa chọn phương án sản xuất theo hướng hữu cơ phù hợp, cụ thể là: chế phẩm sinh học clean, humic của mỹ là dạng thuốc bảo vệ sinh học, phân bón lá và phân chuồng;
Phối hợp với ngành chức năng của tỉnh tổ chức tập huấn việc chăm sóc bằng tiêu chuẩn VIETGAP;
Kết quả là sau khi áp dụng phương pháp cải tạo đất và chăm sóc cây: Cây phát triển tốt, khỏe; trong tháng 11 tới bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên, hướng tới cây chè sạch, chất lượng, kết hợp cùng kỹ thuật sao sấy truyền thống sẽ cho hương vị tốt, nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thanh niên và nhân dân tại địa phương.
Xây dựng công trình Sáng - Xanh - Sạch đường quê
Công trình này của tỉnh đoàn Tuyên Quang là mô hình kiểu mẫu góp phần đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự xã hội, bảo vệ môi trường, tạo mỹ quan, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của đoàn viên thanh niên và nhân dân. Đẩy mạnh công tác đoàn kết tập hợp thanh niên; nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động Đoàn - Hội tại cơ sở.
Trước khi xây dựng kế hoạch Ban Thường vụ Tỉnh đoàn yêu cầu Ban Thường vụ các huyên, thành Đoàn rà soát nhu cầu xây dựng công trình Sáng - Xanh-Sạch đường quê nông thôn mới tại các xã điểm Nông thôn mới.
Tính tới hết tháng 8, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn đã xây dựng được 06 Công trình Sáng-Xanh-Sạch đường quê nông thôn mới với tổng chiều dài 11km với 320 bóng điện, 655 cây xanh, 2,7km hoa ven đường; 320 cờ Đảng, cờ Tổ quốc, cờ Đoàn; 145 pano tuyên truyền, tổng trị giá 846 triệu đồng (trong đó nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước là 165 triệu đồng; huy động từ các nguồn lực xã hội hóa, đóng góp của ĐVTN là 681 triệu đồng).
Công trình đã khẳng định vai trò của tổ chức Đoàn trong việc xung kích đảm nhận những việc mới, việc khó trong phát triển - kinh tế xã hội và trong việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.